TP Hồ Chí Minh phát triển y tế cơ sở

Chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) thay đổi từ ngày 1/1/2016 đang tác động không nhỏ đến hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh, đòi hỏi các cơ sở khám chữa bệnh quận huyện phải cải tiến nâng cao chất lượng, chuyển đổi mô hình hoạt động để đáp ứng trước tình hình mới.

Ông Lê Hoàng Quí, Phó giám đốc bệnh viện quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh cho biết, chiến lược phát triển của bệnh viện là phát triển mô hình khám chữa bệnh ngoại trú, chứ không tập trung vào điều trị chuyên sâu. Với quy mô 100 giường, bệnh viện đã triển khai mô hình điều trị ngoại trú, điều trị trong ngày, thu hút được số lượt khám và điều trị ngoại trú trung bình 2.400 - 2.600 lượt/ngày, công suất sử dụng giường bệnh 80% với nhiều hình thức khám và điều trị, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn.

Hiện thành phố đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển y tế tuyến cơ sở.

Bệnh viện Quận Thủ Đức, một trong những bệnh viện cửa ngõ là nơi khám và điều trị cho bệnh nhân ở khu vực quận và cả những quận lân cận, nên mục tiêu phát triển của bệnh viện là theo hướng đa khoa chuyên sâu toàn diện. Bác sĩ Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết: Mục tiêu phát triển của bệnh viện là xây dựng mô hình bệnh viện - trường, hướng tới mục tiêu bệnh viện đa khoa chuyên sâu toàn diện, góp phần giảm tải cho các bệnh viện lớn của thành phố, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn và khu vực lân cận. Hiện nay bệnh viện xây dựng các chuyên khoa kỹ thuật cao với đầy đủ các chuyên khoa: Nội, Nhi, Chấn thương chỉnh hình, Thần kinh- cột sống, Ung Bướu...

Theo BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện thành phố đang định hướng phát triển các bệnh viện quận, huyện theo các nhóm: Đối với những bệnh viện trong nội thành quy mô 100 giường sẽ tập trung vào khám bệnh trong ngày, bệnh nhân khám bệnh ngoại trú chiếm 2/3 và nội trú 1/3. Thành phố sẽ phát triển các bệnh viện hoàn chỉnh cả về nội trú và ngoại trú tập trung ở các vùng ngoại thành, vùng ven nội thành như Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh...

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện nay, tỷ lệ người khám chữa bệnh tại thành phố đang trong tình trạng “hình tháp ngược”, trong đó có tới 52% đến chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến thành phố, số người khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường chỉ chiếm khoảng 4 - 6%. Từ mô hình trên có thể thấy rằng, các bệnh viện khối thành phố hiện nay đang quá tải chủ yếu là tập trung vào khu khám bệnh, khu điều trị ngoại trú.

Để nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở, trong 3 năm qua, thành phố đã triển khai thành công các phòng khám vệ tinh của các bệnh viện tuyến thành phố tại các bệnh viện tuyến quận, huyện, giúp nâng cao năng lực cho các bệnh viện tuyến quận, huyện. Trong năm qua, cán bộ y tế của 12 bệnh viện thành phố tại 13 bệnh viện quận huyện, 5 trung tâm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội và 5 bệnh viện quận huyện, đã hỗ trợ nhân lực cho 18 trạm y tế.

Tuy nhiên, theo BS Tăng Chí Thượng khó khăn và thách thức lớn trong phát triển y tế tuyến cơ sở hiện nay là việc nâng cao năng lực cho các trạm y tế, để người dân tin tưởng và tới đây khám và điều trị ngày càng đông hơn.

Bài và ảnh: Đan Phương
Hà Nội mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Hà Nội mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Để đạt muc tiêu nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 90,1% vào năm 2020, thành phố Hà Nội triển khai các giải pháp mở rộng đối tượng thu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN