Ngành đường sắt không còn 'phóng uế' ra đường vào 2015

Tại hội nghị tổng kết công tác bảo vệ môi trường giao thông vận tải giai đoạn 2008-1012 và nhiệm vụ giai đoạn 2013-1015, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng khẳng định: “Quan điểm của tôi là chậm nhất vào năm 2015, ngành đường sắt không đổ chất thải ra đường, dù nguồn vốn khó khăn đến đâu cũng phải làm”.

Công nhân thực hiện duy tu bảo dưỡng tuyến đường sắt Bắc – Nam, đoạn qua xã Lộc An, thành phố Nam Định. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN


Nhằm góp phần cụ thể hóa mục tiêu trên, ngày 12/7, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Khoa học công nghệ PETECH đã tổ chức Hội thảo chuyên đề giới thiệu tới đại diện ngành giao thông vận tải, các nhà khoa học, doanh nghiệp vận tải hệ thống thiết bị nhà vệ sinh trên tàu hỏa mới mang tên Biofast 3G. Đây là sản phẩm thế hệ thứ 3, vận hành tự động bằng module điện tử kỹ thuật số. Biofast 3G là sáng chế của tập thể các nhà khoa học PETECH qua kinh nghiệm 7 năm ứng dụng thực nghiệm trên tàu hỏa Việt Nam.

Hệ thống thiết bị nhà vệ sinh Biofast thế hệ thứ nhất từng được bình chọn là sản phẩm công nghệ tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006. Thiết bị này cùng hệ thống nhà vệ sinh thông minh trên tàu hỏa cũng từng đoạt giải Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam – VIFOTEC 2005.

Hệ thống Biofast 3G sử dụng năng lượng điện có sẵn trên tàu hỏa. Hệ thống này có tuổi thọ 30 năm, với năng lực xử lý hơn 150.000 lượt sử dụng mà không cần hút thải (tương đương 3 năm). Đặc biệt, Biofast được cấu tạo theo dạng Module Inside, do đó việc lắp đặt, vận hành và bảo trì rất đơn giản, thuận tiện và ít tốn chi phí. Hiện nay, giá thành của một hệ thống thiết bị nhà vệ sinh trên tàu hỏa có giá thành gần 150 triệu đồng, thời gian vận hành hiệu quả khoảng 20 năm. Trên 200 nhà vệ sinh thông minh của PETECH đã có mặt tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Liên hiệp quốc, Việt Nam hiện vẫn còn 4% dân số phóng uế trực tiếp ra môi trường bên ngoài, 16% dân số cả nước đang sử dụng nhà tiêu không cách ly được nguồn phân với môi trường xung quanh.

Đối với riêng ngành đường sắt, theo Cục Đường sắt, thống kê sơ bộ mỗi ngày trên tuyến đường sắt Bắc Nam có khoảng 6 tấn phân và 40.000 lít nước tiểu xả xuống đường sắt, bình quân mỗi năm lên tới 3.800 tấn. Nhưng đến nay mới có 10% toa xe lắp thiết bị vệ sinh tự hoại có thu gom chất thải.


Thu Phương
Đường sắt đô thị “vướng” đủ thứ
Đường sắt đô thị “vướng” đủ thứ

Thiếu hành lang pháp lý, chưa có quy hoạch về không gian ngầm, chưa có hệ quy chuẩn về nguồn nhân lực xây dựng, vận hành, quản lý... - những vướng mắc này đang khiến các dự án đường sắt đô thị của Hà Nội chậm tiến độ từ khâu phê duyệt dự án...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN