Hà Nội giải quyết hài hòa bảo tồn và phát triển cầu Long Biên

Gần đây, dư luận và báo chí đề cập nhiều chiều liên quan đến các phương án, vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội có liên quan đến cầu Long Biên.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, vấn đề bàn bạc, lấy ý kiến để đi đến quyết định cuối cùng và tối ưu nhất là hết sức cần thiết, các phương án do cơ quan tư vấn đề xuất đưa ra cũng không ngoài mục đích đó và còn được bàn bạc, thảo luận nhiều.

Cầu Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN


Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 có phương án làm cầu đường sắt vượt sông Hồng tại khu vực cầu Long Biên.

Tuy nhiên, thành phố Hà Nội luôn có quan điểm nhất quán và xuyên suốt quá trình, luôn chú trọng giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Tới đây, thành phố đề cao công tác phối hợp với các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để làm quy trình chặt chẽ.

Ông Nguyễn Thế Thảo cho biết, trước tiên, các đơn vị cùng nhau sớm tổ chức hội thảo để lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, quản lý, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực để xem xét toàn diện, khách quan, khoa học, nhằm đề xuất phương án tối ưu, đảm bảo gắn kết việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cầu Long Biên - cầu đường sắt hiện có gắn với bảo tồn khu phố cổ, với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giao thông, đảm bảo tốt nhất yêu cầu cảnh quan kiến trúc và môi trường đô thị của Thành phố theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sau khi đã nghiên cứu, thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.


Nguyễn Văn Cảnh

Ứng xử với 'di sản' cầu Long Biên - Bài 2
Ứng xử với 'di sản' cầu Long Biên - Bài 2

Sau khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nêu một số phương án di dời, xây dựng mới cầu Long Biên, đa số các ý kiến đều cho rằng, cả ba phương án đều chưa hợp lý, bởi từ lâu, cây cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người dân thủ đô Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN