Dừng khởi kiện, nợ bảo hiểm xã hội gia tăng

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phản ánh từ các địa phương cho thấy tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp từ 1/7 ở mức cao so với kế hoạch thu như: Hà Nội trên 8%: TP Hồ Chí Minh 7,5%...

Tư vấn mua bảo hiểm xã hội tại Xuân Mai (Chương Mỹ, Hà Nội)

Một trong những nguyên nhân là do việc tạm dừng hoạt động khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH từ 1/7/2016. Do đó, đến nay, các địa phương đang xúc tiến ký quy chế phối hợp với liên đoàn lao động, tòa án để chuẩn bị khởi động lại hoạt động khởi kiện. Theo đó, BHXH Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều cam kết sẽ phối hợp với các cơ quan trên khởi kiện 2 doanh nghiệp nợ trong tháng 10 để làm điểm.


Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội: “Trước ngày 1/7/2016, việc khởi kiện các doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT do BHXH Việt Nam. Tuy nhiên từ 1/7, theo Bộ Luật tố tụng dân sự, các vụ kiện nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp quy định cho Tổng Liên đoàn Việt Nam khởi kiện nhưng chưa triển khai được. Hiện BHXH Việt Nam và Tổng liên đoàn mới dừng ở việc ký thỏa thuận với nhau”.


Cụ thể, ở TP Hồ Chí Minh, năm 2015 khởi kiện 1.905 doanh nghiệp nợ hơn 530 tỷ đồng và thu hồi hơn 321 tỷ đồng. Tuy nhiên khi Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu tòa án nhân dân các cấp dừng thụ lý đơn khởi kiện của cơ quan BHXH khiến 230 hồ sơ khởi kiện TP Hồ Chí Minh bị trả lại; trong khi các cấp công đoàn là đơn vị được giao khởi kiện, lại chưa có vụ kiện nào; khiến số nợ lên hơn 3.100 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với năm trước.


Ông Bùi Sỹ Lợi cho biết: “Tôi đã đề nghị 3 cơ quan gồm tòa án, BHXH, Công đoàn ngồi lại với nhau xử lý trước ngày 1/7 để thống nhất cách thức chuyển từ BHXH sang Tổng liên đoàn lao động Việt Nam nhưng triển khai chậm nên có khoảng trống làm tăng nợ đọng lên. Do đó, cần sớm rút kinh nghiệm giữa các cơ quan liên quan. Khi làm Luật tố tụng dân sự, Tổng liên đoàn Việt Nam đề nghị giao quyền khởi kiện cho Tổng liên đoàn lao động Việt Nam nhưng rõ ràng việc triển khai rất chậm”.


Theo ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, luật BHXH giao chức năng thanh tra thu cho BHXH Việt Nam và giao chức năng khởi kiện cho Tổng liên đoàn. Đây là việc phân định lại chức năng một cách hợp lý. Bên cạnh việc ký quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong việc khởi kiện thì BHXH Việt Nam đang sử một số biện pháp khác để thu hồi nợ như thông tin lên báo đài, tổ chức phòng quản lý thu nợ điạ phương để sử dụng chức năng thanh tra thu mà Luật BHXH cho phép. Kết quả thanh tra thí điểm 2 tỉnh thành đã thu hồi nợ tích cực để đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT.


Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng: ”Luật BHXH sửa đổi cho phép có chức năng thanh tra kiểm tra nên chức năng khởi kiện chuyển sang Tổng liên đoàn, để tránh chồng chéo. Tuy nhiên các đơn vị được phân định chức năng mới cần sớm triển khai và đảm bảo tiến độ thực hiện đảm bảo quyền lợi cho người lao động”.

Xuân Cường
Mức đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Mức đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Chồng của bà Đinh Thị Tâm làm nhân viên bảo vệ theo hợp đồng tại trường học ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, mức lương 2.200.000 đồng/tháng, thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định cho khu vực TP Hạ Long.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN