Trở lại làm việc sau dịch, dân công sở Hàn Quốc lo sợ nạn ‘sếp lạm quyền’ tái phát

Khi trở lại văn phòng làm việc sau dịch COVID-19, người lao động Hàn Quốc lo ngại nạn gapjil (thực trạng cấp trên lạm quyền cấp dưới) cũng sẽ trở lại.

Chú thích ảnh
Người dân tham gia giao thông gần một trạm tàu điện ngầm ở Seoul. Ảnh: CNN

Dẫn một khảo sát trực tuyến trong tháng 6 vừa qua với 1.000 người tham gia, kênh truyền hình CNN cho biết gần 30% nhân viên văn phòng Hàn Quốc trải qua ít nhất một hình thức bị bạo hành nơi làm việc trong năm vừa rồi.

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Embrain Public và được Workplace Gapjil 119, một tổ chức hỗ trợ các nạn nhân bị lạm dụng tại công sở, ủy quyền. Những người tham giả trả lời rằng họ gặp các vấn đề bao gồm quấy rối tình dục và bạo hành bằng lời nói, thể chất từ cấp trên.

Một nhân viên chia sẻ họ cảm thấy hoảng sợ khi bị quản lý giận dữ chửi mắng. Một người khác miêu tả nhận được tin nhắn đêm khuya từ cấp trên uống say, nội dung trong đó đầy rẫy nhưng ngôn từ thô tục và quấy rối. Những người khác phải đối mặt với việc bị cô lập và bị cấp trên xúc phạm trước mặt các đồng nghiệp.

Một số người tham gia cho biết sau khi báo cáo hành vi của cấp trên, những nạn nhân đã bị chuyển công tác hoặc cho thôi việc. Hầu hết nạn nhân khi được hỏi đều lựa chọn im lặng chịu đựng và không hành động. Nhiều người cũng quyết định nghỉ việc vì sợ rằng việc báo cáo bị quấy rối nơi công sở sẽ ảnh hưởng đến cơ hội việc làm trong tương lai.

Phụ nữ và nhân viên bán thời gian hoặc theo ca là những người dễ trở thành nạn nhân. Những người tham gia khảo sát cho hay sức khỏe tâm lý của họ đã trở nên xấu đi. Chỉ một số ít tìm cách điều trị hoặc tư vấn sau khi rơi vào chứng trầm cảm, mất ngủ và các vấn đề tâm thần khác.

Gapjil từ lâu đã trở thành một vấn nạn phổ biến ở Hàn Quốc - đặc biệt là trong các tập đoàn, công ty gia đình thống trị hoạt động kinh doanh và chính trị của Hàn Quốc.

Vấn nạn đã trở thành chủ đề nóng vào đầu vào năm 2019 khi Lee Myung-hee, vợ của Chủ tịch hãng hàng không Korean Air, bị buộc tội bạo hành thể chất và lời nói đối với nhân viên, bao gồm việc ném kéo cắt kim loại vào người làm vườn và buộc một nhân viên khác phải quỳ gối sau khi quên mua gừng.

Bà Lee được hưởng án treo vào năm 2020, cho phép bà không phải ngồi tù nếu không phạm tội trong 3 năm. Phán quyết được coi là đòn giáng mạnh vào các nhà hoạt động vì quyền lao động.

Trong nhiệm kỳ của mình, cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhiều lần hứa sẽ giải quyết lỗ hổng mà ông mô tả là "tệ nạn hàng đầu tại nơi làm việc".

Năm 2019, Hàn Quốc đã thông qua một đạo luật quy định rằng những nhà tuyển dụng sa thải người lao động một cách vô cớ vì họ báo cáo vi phạm sẽ phải đối mặt với án tù 3 năm hoặc khoản tiền phạt 30 triệu won.

Kể từ khi luật có hiệu lực và đặc biệt trong 2 năm đại dịch, các báo cáo hành vi lạm quyền đã ít hơn song nó có xu hướng tăng trở lại trong những tháng gần đây, khi người lao động quay trở lại văn phòng làm việc trực tiếp.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Bia mộ Internet Explorer gây sốt tại Hàn Quốc
Bia mộ Internet Explorer gây sốt tại Hàn Quốc

Đối với kỹ sư phần mềm Jung Ki-young, quyết định cho “nghỉ hưu” trình duyệt Internet Explorer của Microsoft là dấu chấm hết mối quan hệ “vừa yêu vừa ghét” của anh với công nghệ này. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN