Tổng thống Đức lý giải lập trường về việc Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine

Kế hoạch cung cấp bom chùm cho Kiev của Washington đã vấp phải làn sóng phản ứng mạnh mẽ ngay cả trong số các nước đồng minh.

Chú thích ảnh
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: AP

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ ZDF ngày 9/7, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng Berlin không thể và không nên can thiệp vào quyết định gây tranh cãi của Washington về việc cung cấp đạn chùm bị cấm ở hầu hết châu Âu cho Ukraine.

Mặc dù thừa nhận chính phủ liên bang Đức chống lại việc sử dụng bom chùm, song ông Steinmeier khẳng định: "trong tình hình hiện tại không thể ngăn chặn Mỹ làm điều đó". ,

Hôm 6/7, Mỹ đã chính thức tuyên bố sẽ cung cấp một gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 800 triệu USD, đặc biệt bao gồm các loại đạn thông thường cải tiến đa dụng (DPICM) hoặc bom, đạn chùm. Nhà Trắng giải thích rằng Ukraine đã cam kết giảm thiểu rủi ro khi sử dụng bom, đạn chùm và những loại mà Mỹ sẽ cung cấp sẽ gây ra rủi ro thấp hơn đáng kể cho dân thường.

Quyết định được Washington đưa ra bất chấp những lo ngại rằng loại vũ khí gây tranh cãi này có thể gây thương vong cho dân thường. Hai thượng nghị sĩ Patrick Leahy và Jeff Merkley của đảng Dân chủ đã gọi đây là quyết định "sai lầm nghiêm trọng" và có thể dẫn đến nhiều bi kịch hơn.

Tương tự như vậy, quyết định này đã gây tranh cãi gay gắt ngay cả từ các đồng minh của Mỹ. Canada, Anh, Áo và Tây Ban Nha đều lên tiếng phản đối việc Mỹ gửi vũ khí cho Ukraine, viện dẫn hồ sơ theo dõi được biết đến của loại vũ khí này là gây hại cho người vô tội ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc.

Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles nói rằng bom chùm không nên được gửi đến giúp Ukraine, một ngày sau khi Mỹ tuyên bố vũ khí này sẽ được gửi cho Kiev để hỗ trợ cuộc phản công trước các lực lượng Nga. "Tây Ban Nha, dựa trên cam kết chắc chắn với Ukraine, cũng có cam kết chắc chắn rằng một số loại vũ khí và bom nhất định không thể được chuyển giao trong bất kỳ trường hợp nào", bà Robles nhấn mạnh.

Bà Robles nêu rõ quyết định gửi bom chùm là quyết định của chính phủ Mỹ, không phải của NATO, trong đó Tây Ban Nha là thành viên. Về phần mình, nghị sĩ Đức Ralf Stenger, một thành viên của đảng SPD cầm quyền, đã cũng phản đối việc Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí "bị quốc tế đặt ra ngoài vòng pháp luật".

Phản ứng trước quyết định của Mỹ, ngày 8/7, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố cho rằng quyết định của Mỹ cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine là một hành động nhằm kéo dài cuộc xung đột tại nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục cho thấy đường lối chống Nga của Mỹ nhằm kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres cũng đã lên tiếng phản đối quyết định của Washington cung cấp bom, đạn chùm cho Kiev. Bước đi này của Tổng thống Biden còn khiến đồng minh Canada bối rối. Theo các chuyên gia, động thái như vậy nhiều khả năng sẽ làm dấy lên làn sóng chỉ trích từ các đồng minh  trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

Việc sử dụng bom chùm không vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng sử dụng chúng nhằm vào thường dân có thể là một hành vi vi phạm. Một công ước cấm sử dụng bom chùm đã được hơn 120 quốc gia tham gia, đồng ý không sử dụng, sản xuất, vận chuyển hoặc tàng trữ vũ khí này. Mỹ, Nga và Ukraine chưa ký thỏa thuận.

Hoài Nam/Báo Tin tức (Theo RT)
Anh và Tây Ban Nha phản đối cung cấp bom chùm cho Ukraine
Anh và Tây Ban Nha phản đối cung cấp bom chùm cho Ukraine

Hai nước trên không tán thành quyết định của Mỹ cung cấp cho Ukraine bom chùm để giúp phá vỡ các tuyến phòng thủ của Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN