Đài Loan đang từ bỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông?

Nhà lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn đang có những bước đi của riêng mình ở Biển Đông. Người gọi bà yếu đuối, do dự, kẻ cho bà sắc sảo, thông minh.

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tại căn cứ hải quân ở Kaohsiung ngày 13/7. Ảnh: REUTERS

Tờ Thời báo châu Á mới đây đã đăng bài bình luận của Tiến sĩ George Koo nhận định về quan điểm của lãnh đạo chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn liên quan đến yêu sách của hòn đảo này đối với Biển Đông.

Theo đó, bộ phim truyền hình dài tập ủy mị được gọi là “tranh chấp Biển Đông” dường như sẽ còn kéo dài và bà Thái Anh Văn đã đóng vai chính trong tập phim mới nhất. Trong khi sự phản đối ban đầu của bà đối với phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường trực ở La Haye (Hà Lan) liên quan đến vụ kiện Biển Đông được coi là đúng như dự báo chung, hành động tiếp theo của nhà lãnh đạo này đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

 Bà Thái Anh Văn đã phản đối việc chính quyền của bà không được mời tham gia vụ kiện. Sau đó, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Gần như ngay lập tức sau khi phán quyết của Tòa Trọng tài được công bố, các tàu bảo vệ bờ biển của Đài Loan được cho là sẽ bắt đầu tuần tra các vùng biển xung quanh đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) phản ảnh sự thách thức. Nhưng người đứng đầu lực lượng quân sự trong chính quyền của bà Thái Anh Văn đã ra lệnh các tàu thuyền đang ở trên biển trở về Đài Loan.

Trong khi đó, 5 chiếc tàu của ngư dân Đài Loan cũng lên kế hoạch thực hiện chuyến hành trình 6 ngày từ Đài Loan ra đảo Ba Bình. Nhưng chính quyền Đài Loan đã cấm chuyến đi này khi tuyên bố rằng họ cần 45 ngày để được cấp phép.

Một nửa trong số 10 tàu đánh cá ban đầu đã bị chính quyền cảnh báo và không cho phép ra khơi. 5 chiếc tàu còn lại đã bất chấp lệnh cấm vẫn khởi hành. Khi đến nơi, một trong số này đã không được cập cảng. Lý do mà chính quyền của bà Thái Anh Văn đưa ra trong việc không cho phép tàu này cập cảng là vì có các nhà báo làm việc cho tổ chức "nước ngoài" trên đó.

Sự chỉ trích từ truyền thông đối với nhà lãnh đạo của Đài Loan do đó tăng lên từng ngày. Họ cáo buộc bà Thái Anh Văn đang từ bỏ tuyên bố chủ quyền để làm vui lòng Tokyo và Washington. Ngay từ đầu, 70% người dân Đài Loan đã ủng hộ bà Thái Anh Văn dẫn đầu một đoàn đến Ba Bình nhưng bà đã lảng tránh khỏi sự ồn ào của công chúng và không thực hiện chuyến đi. Kết quả là, theo một trong những cuộc thăm dò mới nhất, chỉ trong hai tháng tại vị, tỷ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn đã giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục 8,4%.

Nhưng một số khác lại cho rằng bà Thái Anh Văn, không như đánh giá là yếu đuối và do dự, và đã có kế hoạch “thông minh”. Họ kết luận rằng bằng cách từ bỏ đảo Ba Bình và yêu sách “đường 9 đoạn" ở Biển Đông, Đảng Dân tiến (DPP) cầm quyền của bà Thái Anh Văn có thể cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ lịch sử và sự quan tâm chung với Trung Quốc đại lục.

Nó sẽ tạo điều kiện để bà phá vỡ nhu cầu cần thiết phải thừa nhận sự đồng thuận “một nước Trung Quốc” và cuối cùng đưa ra tuyên bố độc lập cho Đài Loan.

Công Thuận (Theo A.T)
Trung Quốc sẽ “ra đòn” ở Biển Đông sau Thượng đỉnh G20?
Trung Quốc sẽ “ra đòn” ở Biển Đông sau Thượng đỉnh G20?

Một học giả cao cấp về chính sách quốc phòng cho rằng thời điểm kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G20 có thể là thời điểm vô cùng thuận lợi để Trung Quốc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ mà ít bị chú ý.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN