Báo Đức: Phương Tây cân nhắc ra thời hạn chót buộc Ukraine phải đàm phán hòa bình với Nga

Theo tờ Bild, Ukraine có thể được giao hạn chót đến mùa thu phải phản công thắng lợi, nếu không họ sẽ chịu áp lực phải đàm phán với Điện Kremlin.

Chú thích ảnh
Lực lượng Ukraine đang gặp khó khăn trên chiến trường Bakhmut. Ảnh: Times

Tờ Bild cho biết, Kiev có thời hạn cho đến mùa thu để giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát, nếu không phương Tây sẽ gây áp lực buộc nước này phải đàm phán với Moskva.

Tờ báo của Đức dẫn các nguồn tin chính phủ ở Washington và Berlin đưa tin ngày 27/2, các quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine đang xem xét việc áp đặt tối hậu thư đối với Kiev liên quan đến các cuộc đàm phán tiềm năng với Moskva về chấm dứt xung.

Với nguồn viện trợ vũ khí mới, Mỹ và các đồng minh đang muốn cung cấp cho Kiev một "động lực" để cố gắng chiếm lại các vùng lãnh thổ bị lực lượng Nga chiếm giữ - tờ Bild tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng phương Tây muốn thấy kết quả của nỗ lực này vào mùa thu.

“Nếu cuộc phản công thất bại, áp lực buộc Kiev phải đàm phán với Điện Kremlin sẽ tăng lên”, tờ báo viết.

Trước đó, tạp chí Wall Street Journal đưa tin Anh, Pháp và Đức được cho là đã cung cấp vũ khí cho Kiev và các cam kết an ninh theo một kế hoạch nhằm thúc đẩy Kiev đàm phán với Moskva. Tuần trước, tờ báo Mỹ này tuyên bố rằng London, Berlin và Paris được cho là đã sẵn sàng đưa ra các đảm bảo an ninh khi Ukraine chưa đủ tư cách thành viên NATO.

Tuy nhiên, theo Bild, các điều kiện không hào phóng như vậy. Nghị sĩ Đức Norbert Roettgen, người từng đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Bundestag, nói: “Châu Âu và Mỹ không thể và không muốn cung cấp cho Ukraine những đảm bảo an ninh cứng rắn như tư cách thành viên NATO vào lúc này”.

Văn phòng Thủ tướng Đức cũng cho biết hôm 25/2 rằng các đảm bảo an ninh tiềm tàng của NATO “không đóng vai trò gì” trong các cuộc thảo luận giữa ba thành viên khối. Tờ Bild thông tin thêm rằng Berlin không hoàn toàn phủ nhận hay xác nhận sự tồn tại của kế hoạch đàm phán.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz từng khuyến khích Tổng thống Ukraine Zelensky tham gia các cuộc đàm phán với Moskva vào đầu tháng 2 năm nay, theo các phương tiện truyền thông đưa tin.

Chú thích ảnh
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tại Kiev, ngày 20/2/2023. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước đó thừa nhận rằng Moskva đang chiến thắng trong cuộc chiến hậu cần. Theo ông, phía Nga đang đưa được nhiều binh sĩ và thiết bị vũ khí ra chiến trường hơn Ukraine và giành lơi thế quan trọng trong "cuộc chiến tiêu hao" này. Quan chức NATO cho biết không rõ khối có thể chi bao nhiêu để hỗ trợ quân sự thêm cho Kiev.

Tuần trước, Bộ Ngoại giao Nga đã đặt ra các điều kiện cho một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột. Danh sách này bao gồm việc phương Tây ngừng viện trợ quân sự cho Kiev, cũng như việc Ukraine trở lại trạng thái trung lập sau khi được “phi quân sự hóa” và “phi hạt nhân hóa”. Về phần mình, Tổng thống Ukraine Zelensky từ chối bất kỳ cuộc đàm phán nào với Moskva chừng nào Tổng thống Putin còn nắm quyền.

Trong khi đó, tình hình chiến trường ở Ukraine vẫn diễn biến căng thẳng. Ngày 27/2, một trung tâm tình báo điện tử của Ukraine nằm ở khu định cư Brovary thuộc vùng Kiev được cho là đã bị tên lửa Nga tấn công, theo thông báo cùng ngày trên kênh Telegram chính thức của Bộ Quốc phòng Nga.

Bộ này cũng báo cáo rằng các tên lửa của Nga đã tấn công trung tâm hoạt động đặc biệt của "Phương Tây", nằm gần thành phố Khmelnitsky ở phía tây Ukraine. Ngoài ra, Lực lượng Vũ trang Nga đã tiếp tục tấn công theo các hướng Donetsk, Kupyansk, Krasno Limansky và hướng Kherson.

Kể từ khi Nga phát động cuộc tấn công quân sự vào Ukraine cách đây một năm, Bộ Quốc phòng Nga ước tính Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất tổng cộng 390 máy bay, 211 trực thăng, 3.248 UAV, 406 hệ thống tên lửa phòng không, 8.058 xe tăng và các thiết bị chiến đấu khác. 4.228 khẩu pháo dã chiến và súng cối, cũng như 8.574 phương tiện quân sự đặc biệt. Phía Ukraine không bao giờ xác nhận thống kê thiệt hại từ Moskva và cũng thường đưa ra những báo cáo cập nhật thiệt hại bên phía Nga của riêng mình.

Tối 27/2, Tổng thống Zelensky đã thừa nhận trong bài phát biểu qua video rằng tình hình chiến sự ở Bakhmut đang ngày càng khó khăn khi các lực lượng Nga tấn công dồn dập, phá hủy mọi thứ được dùng để bảo vệ binh sĩ Ukraine. Trước đó, ông đã từng có phát biểu ám chỉ có thể tính tới phương án rút khỏi Bakhmut để bảo toàn lực lượng trong trường hợp cần thiết.

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo RT)
Xung đột Nga - Ukraine bộc lộ tình trạng phân mảnh của trật tự toàn cầu
Xung đột Nga - Ukraine bộc lộ tình trạng phân mảnh của trật tự toàn cầu

Một cuộc khảo sát mới cho thấy, mặc dù cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến đoàn kết phương Tây hơn, nhưng cũng bộc lộ sự phân mảnh của trật tự toàn cầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN