AI giúp giải mã cuộn giấy bị núi lửa chôn vui vào năm 79 sau Công nguyên

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng AI để đọc các chữ cái trên cuộn giấy cói bị hư hại do vụ núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 sau Công Nguyên gây ra sự tàn phá đối với thành phố Pompeii.

Chú thích ảnh
Bức tranh miêu tả vụ phun trào núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên. Ảnh: AR

Ngọn núi lửa Vesuvius ở Pompeii (Italy) phun trào vào năm 79 sau Công nguyên đã phá hủy các thành phố Pompeii và Herculaneum cũng như tài sản quý giá của người dân, một trong số đó là thư viện Villa de Papyri.

Các nhà khảo cổ học tin rằng họ sẽ khám phá thêm nhiều thông tin của thư viện cổ duy nhất còn tồn tại từ thời Hy Lạp- La Mã với sự giúp sức của công nghệ AI có thể đọc được văn bản ẩn giấu trong một cuộn giấy cháy đen bị chôn vùi khi núi lửa Vesuvius phun trào gần 2.000 năm trước.

Hàng trăm cuộn giấy cói được lưu giữ trong thư viện Villa de Papyri, vốn thuộc sở hữu của bố vợ Julius Caesar, nhà lãnh đạo La Mã đã bị ám sát vào năm 44 trước Công nguyên.

Các cuộc khai quật vào thế kỷ 18 đã tìm thấy hơn 1.000 cuộn giấy nhưng mực đen không thể đọc được trên giấy cói bị cacbon hóa và các cuộn giấy bị vỡ vụn khi các nhà nghiên cứu cố gắng mở ra.

Cho đến hiện nay, các nhà khoa học mới chỉ có thể nghiên cứu một số mảnh. Một vài tác phẩm bằng tiếng Latin đã được nhận diện nhưng phần lớn các cuộn giấy được viết bằng tiếng Hy Lạp liên quan đến trường phái triết học Epicurucus.

Chú thích ảnh
Cuộn giấy bị cháy đen vùi dưới lớp tro bụi sau vụ phun trào. Ảnh: The New York Times

Đó là những phần thuộc về cuốn On Nature, do chính Epicurus viết, và các tác phẩm của một nhà triết học còn ít được biết đến là Philodemus về nhiều chủ đề như thói hư tật xấu, âm nhạc, thuật hùng biện và cái chết.

Có ý kiến cho rằng thư viện này có thể từng là bộ sưu tập tác phẩm của ông. Nhưng hơn 600 cuộn giấy, phần lớn ở Thư viện quốc gia ở Naples, với một ít ở Anh và Pháp, vẫn còn nguyên vẹn và chưa được mở. Nhiều cuộn papyrus nữa có thể vẫn còn ở tầng dưới nữa của tòa dinh thự và chưa được khai quật. Việc đọc được những cuộn giấy còn nguyên vẹn này vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn, vì vậy nhóm nghiên cứu đã công khai các bản quét và thiết lập cuộc thi Vesuvius Challenge vào năm 2023.

Cuộc thi đã trao giải thưởng cho việc trích xuất văn bản từ bản quét CT có độ phân giải cao của một cuộn giấy được chụp tại Diamond, cơ sở máy đồng bộ quốc gia của Vương quốc Anh ở Oxfordshire.

Chú thích ảnh
Những chữ đã được giải mã. Ảnh: The New York Times

Vào ngày 5/2, Nat Friedman, giám đốc điều hành công nghệ người Mỹ và là nhà tài trợ sáng lập cho cuộc thi, đã thông báo rằng một nhóm gồm ba sinh viên am hiểu máy tính gồm Youssef Nader ở Đức, Luke Farritor ở Mỹ và Julian Schilliger ở Thụy Sĩ, đã giành được giải thưởng 700.000 USD sau khi đọc hơn 2.000 chữ cái Hy Lạp từ cuộn giấy.

Các nhà nghiên cứu giấy cói đã nghiên cứu văn bản được phục hồi từ cuộn giấy đen đã rất ngạc nhiên trước thành quả này.

Robert Fowler, giáo sư danh dự về tiếng Hy Lạp tại Đại học Bristol và Chủ tịch Hiệp hội Herculaneum cho biết: “Đây là một công cụ thay đổi cuộc chơi hoàn toàn. Có hàng trăm cuộn giấy này đang chờ được đọc".

Tiến sĩ Federica Nicolardi, một nhà nghiên cứu giấy cói tại Đại học Naples Federico II, nói thêm: “Đây là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng về giấy cói Herculaneum và triết học Hy Lạp nói chung. Đây là thư viện duy nhất đến với chúng ta từ thời La Mã cổ đại".

Nhật Linh/ Báo Tin tức (Theo The Guardian)
Trung Quốc phóng thành công vệ tinh thương mại AI đầu tiên trên thế giới
Trung Quốc phóng thành công vệ tinh thương mại AI đầu tiên trên thế giới

Trong loạt vệ tinh được Trung Quốc đưa lên quỹ đạo vào tuần trước có vệ tinh Xingshidai-18, được truyền thông Trung Quốc quảng cáo là vệ tinh thương mại có trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN