So sánh sức mạnh không quân giữa hai lực lượng đối đầu tại Libya

Kể từ khi NATO can thiệp năm 2011, Không quân Libya, dưới sự kiểm soát của Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA), đã suy yếu đáng kể.

Chú thích ảnh
Máy bay huấn luyện G-2 Galeb của GNA. Ảnh: SouthFront

Theo tờ Southfront, trước khi có sự can thiệp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), quốc gia Bắc Phi này sở hữu số lượng lớn trực thăng và máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, chỉ còn ít máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ trên không. Phần lớn sân bay và các máy bay chiến đấu đã bị phá hủy sau các cuộc không kích của NATO.

Để tìm cách xử lý vấn đề, Chính phủ Tripoli phải nhờ đến các chuyên gia Ukraine hỗ trợ khôi phục lực lượng.

Tháng 12/2014, một nhóm các chuyên gia thuộc Nhà máy sửa chữa máy bay Odessa đã tới Libya với nhiệm vụ khôi phục kỹ thuật máy bay. Đầu tiên, hai máy bay MiG-23ML – một trong những mẫu máy bay chủ lực của quân đội GNA - đã được sửa chữa và đi vào hoạt động. Cả hai chiếc máy bay này đều đóng góp công sức trong chiến dịch đánh bật phiến quân khủng bố IS.

Bên cạnh đó, công cuộc hồi sinh cũng mang lại khả năng chiến đấu cho hai máy MiG-25 và một máy bay MiG-25 UB. Các máy bay chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ giám sát vị trí của quân địch từ trên không. Tháng 5/2015, không quân Libya đã để mất một chiếc MiG-25.

Tính đến đầu năm 2019, lực lượng không quân GNA bao gồm hai máy bay chiến đấu MiG-23ML, một tiêm kích MiG-25, tám chiếc trực thăng Mi-24, năm máy bay huấn luyện SIAI SF-260, năm chiếc G-2 Galeb và 13 chiếc máy bay tấn công hạng nhẹ L-39ZO.

Do thiếu nguồn dịch vụ hỗ trợ máy bay MiG, hiện tại, sức mạnh chính của không quân Libya phụ thuộc chủ yếu vào máy bay chiến đấu hạng nhẹ L-39ZO của Czechoslovakia và máy bay huấn luyện G-2 Galeb của Yugoslavia. Phần lớn máy bay đang đỗ tại căn cứ không quân Misurata.

Chú thích ảnh
Máy bay tấn công hạng nhẹ L-39ZO. Ảnh: SouthFront

Máy bay tấn công hạng nhẹ L-39ZO được trang bị rocket C-5 NURS và thùng chứa pháo GSh-23L, có khả năng hoạt động tại độ cao trên 2.000 mét để tránh bị tiêu diệt từ tấn công mặt đất.

Tuy nhiên, năng lực tấn công bằng rocket NURS từ độ cao như vậy bị coi là không hiệu quả.

Trong khi đó, máy bay huấn luyện G-2 Galeb tấn công các mục tiêu bằng súng máy cỡ nòng lớn. Việc tấn công từ máy bay huấn luyện cũng gặp nhiều hạn chế, vì rõ ràng G-2 Galeb không phải được chế tạo với mục đích tấn công.

Xét về sức mạnh không quân, lực lượng chống chính phủ mang tên Quân đội Quốc gia Libya (LNA) không bị các máy bay L-39ZO của GNA đe dọa. Thách thức duy nhất đối với đội quân này là máy bay chiến đấu MiG-23ML và MiG-25.

LNA sở hữu các thiết bị phòng không ZPU-2 và ZU-23-2 cùng hệ thống tên lửa phòng không Kvadrat. Lực lượng chính trong chiến đấu chủ yếu là các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23 – những loại mà L-39ZO không phải là đối thủ.

LNA cũng có lợi thế rõ ràng khi còn vận hành hai máy bay chiến đấu Mirage F1, 12 máy bay chiến đấu MiG-21, ba máy bay ném MiG-23ML và chiến đấu cơ Su-22.

Trong khi trang thiết bị và phương tiện bên LNA có phần vượt trội hơn so với GNA thì cả hai lực lượng này đều đối mặt với khủng hoảng thiếu phi công. Phần lớn phi công của cả hai lực lượng đều trên 50 tuổi – độ tuổi nghỉ hưu đối với một phi công điều khiển chiến đấu cơ.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Coi Vệ binh Cách mạng Iran là khủng bố, Tổng thống Trump tạo tiền lệ nguy hiểm?
Coi Vệ binh Cách mạng Iran là khủng bố, Tổng thống Trump tạo tiền lệ nguy hiểm?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/4 đã thông báo Mỹ chính thức coi Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là một tổ chức khủng bố nước ngoài. Đây là một động thái có thể tạo tiền lệ nguy hiểm mà một số người trong Chính quyền Mỹ từng phản đối do lo ngại binh sĩ Mỹ sẽ gặp rủi ro ở Trung Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN