S-500 của Nga: 'Câu trả lời' cho tên lửa siêu thanh của Mỹ

Chuyên gia quốc phòng Nga đánh giá về việc Mỹ phát triển vũ khí siêu thanh.

Chú thích ảnh
Hệ thống tên lửa phòng không mới nhất của Nga S-500. Ảnh: TASS

Hãng thông tấn Nga RIA Novosti mới đây dẫn lời Tổng biên tập tạp chí quốc phòng National Defense của Nga, ông Igor Korotchenko, cho rằng Mỹ đang thành công trong chế tạo tên lửa siêu thanh và việc sản xuất hàng loạt tên lửa này có thể bắt đầu trong 3-5 năm tới, nhưng Nga có biện pháp đối phó với mối đe dọa này với hệ thống phòng không S-500 mới nhất.

Trước đó, các phương tiện truyền thông đã đưa tin việc thử nghiệm thành công các thành phần của vũ khí siêu thanh của Hải quân Mỹ ở Virginia nhằm đánh giá các thiết bị điều hướng và liên lạc vũ khí siêu thanh, cũng như các vật liệu tiên tiến có thể chịu nhiệt trong "môi trường siêu thanh thực tế".

"Bất chấp một số thất bại trong giai đoạn trước, Mỹ vẫn tiếp tục nỗ lực chế tạo vũ khí siêu thanh. Quá trình này chắc chắn hướng đến việc trang bị vũ khí siêu thanh cho các lực lượng vũ trang Mỹ", chuyên gia quốc phòng Nga nêu rõ.

Ông Korotchenko lưu ý rằng đến thời điểm đó, Nga sẽ phải tăng số lượng các hệ thống tên lửa phòng không S-500 mới nhất, có khả năng đánh chặn toàn bộ phạm vi tấn công của các tên lửa đối phương, bao gồm cả tên lửa siêu thanh.

Hồi tháng 8 năm nay, hợp đồng cung cấp S-500 cho lực lượng vũ trang Nga đã được ký bên lề Diễn đàn quân sự-kỹ thuật Army-2022.

S-500 "Prometheus" (ROC "Triumfator-M") thuộc hệ thống phòng không đất đối không thế hệ mới. Nó là một tổ hợp đánh chặn tầm xa và tầm cao vượt trội với khả năng phòng thủ chống tên lửa có tốc độ cao. Phạm vị tiêu diệt mục tiêu của S-500 là khoảng 600 km.

Như Yan Novikov, Tổng giám đốc công ty công nghệ quốc phòng Nga Almaz-Antey lưu ý vào tháng 4, hệ thống phòng không S-500 đã được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Công Thuận/Báo Tin tức
Chuyên gia Ấn Độ lý giải nguyên nhân xung đột Nga - Ukraine chưa thể chấm dứt
Chuyên gia Ấn Độ lý giải nguyên nhân xung đột Nga - Ukraine chưa thể chấm dứt

Hiện tại không có bên liên quan nào nghĩ đến giải pháp ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine vì lợi ích chiến lược riêng của họ, muốn tạo lợi thế trước khi quay trở lại bàn đàm phán.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN