Lý do Mỹ không cắt viện trợ quân sự cho Ai Cập

Một điều trớ trêu là trong khi Tổng thống Barack Obama kêu gọi chính phủ lâm thời Ai Cập tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn quân đội đàn áp đẫm máu những người biểu tình thì Mỹ vẫn quyết định tiếp tục cung cấp 1,3 tỷ USD viện trợ quân sự hàng năm cho Ai Cập.

Trong nhiều thập kỷ qua, Ai Cập là một trong những nước nhận được viện trợ quân sự đối ngoại lớn nhất của Mỹ, từ máy bay tiêm kích F-16 cho tới súng hơi cay, lựu đạn.

Vậy, Mỹ được lợi gì từ những thương vụ này?

Dưới đây là 10 hợp đồng quốc phòng lớn nhất liên quan đến viện trợ quân sự trực tiếp đến Ai Cập từ năm 2009-2011 của các tập đoàn Mỹ. Điều này giải thích lý do vì sao Mỹ không cắt viện trợ quân sự cho Ai Cập:

1. Tập đoàn Lockheed Martin: Trị giá hợp đồng: 259 triệu USD.

Máy bay tiêm kích F-16.


Trong năm 2010, tập đoàn Lockheed Martin đã cung cấp cho Ai Cập 20 chiếc F-16 cũng như hệ thống quan sát cảm biến ban đêm cho máy bay trực thăng Apache. Lockheed Martin là công ty hưởng lợi lớn nhất từ hợp đồng quốc phòng của chính phủ Mỹ. Năm 2008, công ty này đã nhận được một thương vụ  kỷ lục lên đến 36 tỷ USD.

Lockheed Martin là một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới. 74% doanh thu của tập đoàn này là nhờ vào việc bán vũ khí quân sự.

2. Công nghệ DRS (Thiết bị giám sát): Trị giá: 65,7 triệu USD.

Thiết bị giám sát công cộng.

Quân đội Mỹ đã ký hợp đồng với công ty dịch vụ thiết bị quân sự của Italy có trụ sở tại Mỹ cung cấp cho Ai Cập các thiết bị giám sát và các thiết bị khác vào tháng 12/2010.

3. Hệ thống truyền thông dưới đại dương L-3: Trị giá: 31,3 triệu USD.

Hệ thống phát hiện tàu ngầm.

 
L-3 cung cấp cho chính phủ Ai Cập gồm một hệ thống phát hiện tàu ngầm trị giá 24.7 triệu USD và các thiết bị ảnh quân sự.
 
4. Công ty Deloitte Consulting: Trị giá: 28,1 triệu USD
 


Deloitte, công ty dịch vụ chuyên nghiệp lớn thứ hai trên thế giới, giành được hợp đồng hải quân trị giá 28.1 triệu USD cung cấp việc lập kế hoạch và hỗ trợ cho các chương trình máy bay Ai Cập.
 
5. Boeing: Trị giá: 22,8 triệu USD

Một chiếc trực thăng Apache của quân đội Ai Cập bay qua đám đông người biểu tình ủng hộ quân đội tại quảng trường Tahrir ở Cairo vào ngày 26/7/2013.


Trong khi hầu hết mọi người biết đến tập đoàn Boeing là chế tạo các máy bay thương mại thì công ty này đồng thời cũng là nhà thầu quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới.

Boeing giành được hợp đồng quân 22.5 triệu USD trong năm 2010 để cung cấp cho Ai Cập 10 chiếc máy bay trực thăng Apache. Boeing cũng nhận được hợp đồng cung cấp hỗ trợ hậu cần cho Ai Cập.

6. Tập đoàn Raytheon: Trị giá: 31,6 triệu USD
 

  Tên lửa Hawk xuất kích.


Nhà cung cấp tên lửa dẫn đường lớn nhất thế giới, đã bán cho Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ 178 tên lửa vác vai Stinger kèm 264 tháng hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống tên lửa Hawk.
 
7. Công ty AgustaWestland: Giá trị: 17,3 triệu USD

Một máy bay trực thăng Apache bay qua một đám đông người biểu tình tại Cairo ngày 26/7/2013.

 
AgustaWestland  ký một hợp đồng cung cấp các thiết bị bảo trì máy bay trực thăng cho chính phủ Ai Cập.
 
8. Công ty Motor Works: Số tiền: 14,5 triệu USD
 
Một chiếc xe bọc thép chốt trên đường phố ở Cairo ngày 4/7/2013.

Công ty Motor Works của Mỹ ký hợp đồng trị giá 14.5 triệu USD năm 2009 để cung cấp động cơ và phụ tùng thay thế cho quân đội Ai Cập.
 
9. Tập đoàn Goodrich: Trị giá: 10,8 triệu USD
 

F-16


Không quân Mỹ và tập đoàn Goodrich đã môi giới được hợp đồng trị giá 10,8 triệu USD để được phân phối các hệ thống trinh sát cho các máy bay phản lực F-16 cho Không quân Ai Cập.

10. Tập đoàn Columbia: Số tiền: 10,6 triệu USD
 

Một tàu khu trục nhỏ lớp Knox của Hải quân Ai Cập.


Tập đoàn Columbia nhận được hợp đồng trị giá 10,6 triệu USD  cung cấp hệ thống thiết bị tự động cùng với đào tạo kỹ thuật cho Hải quân Ai Cập.


CT (Theo B.I)

Ai Cập, nơi chôn vùi tham vọng quyền lực của người Hồi giáo
Ai Cập, nơi chôn vùi tham vọng quyền lực của người Hồi giáo

Trong bối cảnh quân đội Ai Cập phế truất Tổng thống dân cử của tổ chức Anh em Hồi giáo và thẳng tay đàn áp tổ chức này trên các đường phố tại Cairo, Ai Cập đang bị coi là "nghĩa địa" của "Mùa Xuân Arập" và cũng là nơi chôn vùi những hy vọng của người Hồi giáo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN