Điểm danh tên lửa phòng không vác vai, diệt tăng uy lực ở Ukraine

Tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) cùng với hệ thống vũ khí chống tăng được coi nhân tố quan trọng trong cuộc xung đột Ukraine.

Chú thích ảnh
Binh sĩ Ukraine khai hỏa tên lửa Javelin trong một cuộc diễn tập hồi cuối năm 2021. Ảnh: AP

Lực lượng vũ trang Ukraine đang tiếp nhận luồng vũ khí phòng không, chống tăng viện trợ bổ sung từ hàng chục nước, chủ yếu là Mỹ và các đồng minh châu Âu. Trước đó, Kiev cũng đã nhận được hàng nghìn vũ khí dạng này.

Dưới đây là một số thông tin về các chủng loại tên lửa vác vai, tên lửa chống tăng mà Ukraine đã và sắp tiếp nhận trong thời gian tới từ phương Tây.

Tên lửa phòng không vác vai – MANPADS

FIM-92 Stinger: Đứng đầu bảng là dòng tên lửa FIM-92 Stinger của Mỹ. Stinger được coi là MANPADS huyền thoại, được biên chế lần đầu tiên trong quân đội Mỹ vào năm 1981 và đã được cải tiến nâng cấp qua nhiều biến thể sau đó. Cải tiến mới nhất chính là tăng khả năng tầm nhiệt để bám và tìm diệt các mục tiêu nhỏ hơn, như máy bay không người lái.

Chú thích ảnh
Tên lửa vác vai Stinger của Mỹ. Ảnh: US Army

Stinger là vũ khí tầm ngắn, đạt hiệu suất tối ưu trong phòng thủ theo điểm. Tên lửa này có thể diệt mục tiêu tầm thấp, bay chậm như trực thăng, cũng như một số loại máy bay cánh cố định có vận tốc và trần bay lớn hơn trực thăng - có thể là máy bay chiến đấu, máy bay vận tải. Như nhiều MANPADS khác, tầm bắn hiệu quả của Stinger là dưới 15.000 feet (4,5km).

The FIM-92 Stinger từng có duyên nợ với Nga. Mỹ là nhà cung cấp lớn vũ khí này cho Afghanistan và đây là một nhân tố chủ chốt khiến quân đội Liên Xô bị sa lầy và cuối cùng phải rút khỏi Afghanistan trong những năm 1980.

Những chuyến hàng vận chuyển Stinger đã tới Ukraine trước khi Nga mở chiến dịch quân sự. Năm nước gồm Germany, Italy, Latvia, Litva và Hà Lan đã gửi hoặc có kế hoạch viện trợ bổ sung vũ khí phòng không này cho chính quyền Kiev.  

Tên lửa Grom/Grom-M (Piorun): Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự hôm 24/2, Ba Lan đã công bố kế hoạch chuyển tên lửa vác vai Grom hoặc Grom-M (còn được gọi là Piorun) cho Ukraine. Họ Grom, với phiên bản đầu tiên được đưa vào biên chế trong thập kỉ 1990, là biến thể cải tiến từ dòng 9K38 Igla của Liên Xô.

Chú thích ảnh
Một binh sĩ trong quân đội Lithuania sử dụng tên lửa Grom. Ảnh: BQP Lithuania

Tương tự như Stinger, Grom và Piorun thuộc dòng MANPADS tầm ngắn, diệt mục tiêu theo nguyên lý tầm nhiệt, nhưng cũng có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu đường không. Dòng Piorun, loại mới được đưa vào biên chế năm 2019, được cải tiến về động cơ tên lửa và hệ thống tìm mục tiêu.

Tên lửa Strela và Igla: Có thông tin cho rằng Đức đang nghiên cứu khả năng chuyển 2.7000 tên lửa tầm nhiệt Strela với nhiều phiên bản khác nhau cho Ukraine. Số vũ khí này được lấy từ kho của Đức, có từ thời Cộng hòa Dân chủ Đức. Hiện chưa rõ kho tên lửa này của Đức có các loại 9K32 Strela-2s và 9K34 Strela-3s vốn được NATO định danh là dòng SA-7 và SA-14 hay không.

Đây là hai thế hệ đầu tiên của Strela được đưa vào biên chế trong những năm 1960 và 1970. Những vũ khí này tuy không thể sánh được với Stingers và Piourns, nhưng nó cũng giúp lực lượng phòng không Ukraine tăng cường năng lực phòng thủ đáng kể. Chính quân đội Ukraine hiện cũng có Strela and Igla trong kho.

Tên lửa chống tăng dẫn đường

FGM-148 Javelin: Javelin là vũ khí do Mỹ chế tạo, thuộc dòng tên lửa chống tăng hiện đại. Đây cũng là tên lửa Mỹ và Estonia tiếp tục chuyển giao cho Ukraine. Javelin có được uy lực cao, nhờ được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, giúp tên lửa khai hỏa hiệu quả cả trong điều kiện ban ngày lẫn ban đêm.

Chú thích ảnh
Một binh sĩ vác tên lửa Javelin trong cuộc tập trận gần Rivne, Ukraine. Ảnh: Reuters

FGM-148 Javelin được phát triển bởi Lockheed Martin và Raytheon vào cuối những năm 1980, chính thức đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ năm 1996. Tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ ba với công nghệ dẫn đường tiên tiến này được chế tạo để tiêu diệt xe bọc thép, cũng như các mục tiêu có tốc độ di chuyển chậm và tầm bay thấp.

Javelin chủ yếu tấn công đột nóc – tức là nhằm vào nóc xe tăng, nơi có lớp bọc thép mỏng nhất, hoặc nhằm trực diện. Nó hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”, giúp tên lửa có được tính cơ động rất cao khi tác chiến tiêu diệt các loại thiết giáp, nhất là trong môi trường đô thị đông dân cư. Javelin cũng có tầm bắn đáng nể, với phiên bản vác vai có khả năng diệt mục tiêu ở khoảng cách 4km, thậm chí có thể hạ các máy bay trực thăng tầm thấp, bay chậm.

Vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới (NLAW): NLAW, hay còn được gọi “Vũ khí chống tăng hạng nhẹ chống xe tăng chiến đấu chủ lực” (MBT LAW), là tên lửa chống tăng đơn giản hơn so với Javelin trong khâu sử dụng, không cần bệ ngắm bắn, nhưng vẫn có được hỏa lực điều khiển đáng gờm. Đây là sản phẩm do các nhà thầu quốc phòng của Anh và Thụy Điển phối hợp phát triển. Trước khi nổ ra xung đột ở Ukraine, Anh đã chuyển cho chính quyền Kiev khoảng 2.000 đơn vị vũ khí này.

Chú thích ảnh
Lô vũ khí NLAW được anh chuyển giao cho Ukraine hôm 19/1/2022. Ảnh: Ukrainian Military TV

Khác với Javelin có thể nạp mới đầu đạn, NLAW là hệ thống diệt tăng dùng một lần, tầm bắn hiệu quả từ 800m trở xuống, cũng hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”, tấn công đột nóc nhằm vào xe tăng.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (The The Drive)
Video Su-34 Nga trang bị vũ khí chính xác ngắm bắn cơ sở quân sự Ukraine
Video Su-34 Nga trang bị vũ khí chính xác ngắm bắn cơ sở quân sự Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/3 công bố video ghi lại cảnh làm nhiệm vụ của máy bay tấn công thuộc lực lượng Không quân Nga khi tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN