Vì sao Nga cần Thổ Nhĩ Kỳ như một 'đồng minh hơn là kẻ thù’?

Sau căng thẳng song phương vì Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga năm 2015, Moskva đang tìm cách gây dựng lại mối quan hệ đồng minh vững chắc với Ankara để đảm bảo lợi ích kinh tế và quân sự của quốc gia.

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga tại Crimea.

Theo nhà bình luận chính trị – phóng viên người Nga Rostislav Ishchenko, Moskva đã có một vài bước tiến quan trọng hướng tới việc xây dựng đồng minh với Ankara.

Trong những năm gần đây, Nga-Thổ đã trải qua mối quan hệ không mấy mặn mà, đặc biệt là cuộc khủng hoảng song phương sau khi chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga tại Syria vào tháng 11/2015. Tuy nhiên, hai quốc gia đều tìm cách hướng tới tăng cường hợp tác hai bên, cải thiện mối quan hệ, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và nhà nước Syria.

Chuyên gia Ishchenko đã nêu ra 5 lí do chính mà Nga cần trở thành đồng minh và bạn của Thổ Nhĩ Kỳ, thay vì là kẻ thù, trong một bài viết phân tích.

Đầu tiên, Hải quân Nga sẽ có quyền tiếp cận một cách ổn định Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ - Bosphorus và Dardanelles – nối liền Biển Đen với Địa Trung Hải.

Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước lớn tại khu vực Biển Đen. Việc trở thành đồng minh với nước này đồng nghĩa với việc Nga có thể đảm bảo an ninh và tính ổn định trong khu vực, bao gồm cả vùng lãnh thổ Crimea.

Không chỉ có vậy, làm đồng minh với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể duy trì thể chế hiện có của Syria, đồng thời khẳng định sự hiện diện của Nga tại Trung Đông.

Phóng viên Ishchenko còn chỉ ra rằng mối quan hệ đồng minh Nga-Thổ sẽ đánh bại được đòn bẩy “Thổ Nhĩ Kỳ” mà NATO và Mỹ muốn dùng đối phó với Nga.

Cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ văn hóa và lịch sử gắn liền với người Turkic đang sinh sống tại Caucasus và Trung Á. Mối quan hệ đồng minh với Ankara sẽ giúp Moskva đẩy mạnh sức ảnh hưởng lên khu vực trải dài từ Biển Caspian tới Mongolia.

Moskva và Ankara hiện đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng để chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tối tân của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, trong năm 2010, Moskva và Ankara, đã ký một thỏa thuận hợp tác xây dựng nhà máy hạt nhân Akkuyu (NPP) tại phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là dự án nhà máy hạt nhân đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên tắc BOO (tự xây để hoạt động). Theo quy định BOO, Nga sẽ xây, làm chủ và vận hành nhà máy trên đất của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo phóng viên Ishchenko, năng lượng hạt nhân là một lĩnh vực mà các quốc gia có thể xây dựng mối hữu nghị hợp tác lâu dài ít nhất 50 năm.

Nga cũng tăng nguồn cung năng lượng cho Thổ Nhĩ Kỳ. Cụ thể, xuất khẩu khí tự nhiên từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 22% kể từ đầu năm. Hơn nữa, công tác thực hiện dự án đường ống khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang trong quá trình thực hiện.

Dự án này không chỉ tăng nguồn cung khi cho Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn đảm bảo sự ổn định năng lượng xuất khẩu của Nga tới Liên minh châu Âu.

Nói tóm lại, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng cường hợp tác chặt chẽ trên các mặt như hệ thống vũ khí tối tân, năng lượng hạt nhân và cung cấp khí gas. Nga đang tạo dựng một đồng minh khu vực vững chắc tại Trung Đông, đảm bảo lợi ích kinh tế và quân sự.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Châu Âu hưởng lợi lớn nếu kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ?
Châu Âu hưởng lợi lớn nếu kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ?

Mặc dù quá trình đàm phán gặp bế tắc do Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xa cách nhau, nhưng theo chuyên gia, EU sẽ vẫn được hưởng lợi rất lớn nếu kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ làm thành viên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN