Lý do chiến dịch không kích IS thất bại

Tổ chức khủng bố tự xưng là "Nhà nước Hồi giáo" (IS) đã khiến thế giới choáng váng khi chiếm được một khu vực có diện tích bằng Bồ Đào Nha ở Syria và Iraq vào tháng 6/2014.

Cảnh đổ nát do xung đột giữa quân chính phủ và IS tại Fallujah, Iraq. Ảnh: THX/TTXVN


Mỹ đã nhanh chóng lãnh đạo một liên minh tiến hành chiến dịch không kích, song chiến dịch này đã nhanh chóng để lộ những hạn chế trong cách phản ứng và nêu bật sự phức tạp của cuộc khủng hoảng này.

Liên minh do Mỹ lãnh đạo có cơ sở không vững chắc. Với việc không có quân trên thực địa, liên minh này đang phải phụ thuộc vào quân đội Iraq yếu kém và chia rẽ phe phái sâu sắc. Quả thực, người ta khó có thể làm gì để chặn bước tiến của những tay súng IS, và các đối tượng này vẫn đang trên đà tấn công, không chỉ tại Syria và Iraq mà còn tiến sang các nước khác và khu vực mới. Thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện một chế độ tàn bạo.

IS có các kỹ năng để đào tạo một thế hệ thánh chiến mới, có khả năng kết nạp những kẻ đã tìm thấy trong chủ nghĩa cực đoan lý tưởng cho những động cơ phạm tội của chúng. Tại hơn 80 quốc gia, IS thu hút các tân binh và thành công trong việc nhắm vào những kẻ thất vọng với "chính sách chờ - xem" của al-Qaeda bằng việc biến một trong những mục tiêu của chúng thành hiện thực là thành lập một vương quốc Hồi giáo. IS cũng thành công một cách đáng báo động trong việc tuyển mộ những thiếu niên dưới 18 tuổi. Trong những tháng đầu năm 2015, đã có 500 trẻ em được IS tuyển mộ.

IS cũng thành thạo các chiến thuật chiến tranh. Chiến lược Sandfish của IS - được đặt tên theo một loài bò sát hoang mạc tàng hình có khả năng tấn công và rút sâu vào trong cát - được hỗ trợ bởi những nguồn lực ngày càng tăng, trong đó có các mỏ dầu. Ngoài ra, IS sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại để lan truyền thông điệp của chúng.

Những chiến thuật gây "sốc và sợ" được lên kế hoạch cẩn thận của IS là hoạt động khủng bố ở dạng thuần túy nhất, đối xử với nam giới, phụ nữ và trẻ em tàn bạo như nhau, cùng với việc phá hủy có hệ thống những di sản văn hóa, sắc tộc, phe phái và tôn giáo đầy bản sắc của khu vực.

IS sắc sảo và cơ hội về chính trị. IS đang tỏ ra cởi mở đối với những nhóm khủng bố khác nằm trong phong trào Salafi. Nhóm Boko Haram tại Nigeria cũng như các nhóm khác tại Mali, Yemen, Libya và nhiều quốc gia khác đang được mời tham gia trở thành các tỉnh của IS, hiện lên tới 24 tỉnh trên khắp thế giới. IS cũng sẽ tiếp nhận các lực lượng cạnh tranh độc quyền như trường hợp chi nhánh al-Qaeda Syria.

IS và al-Qaeda đang phát triển mạnh trong những thời điểm khó khăn. Nhiều vụ khủng bố đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi, tất cả có liên quan đến các "đấu thủ" địa phương, khu vực và quốc tế, với các chương trình hành động xung đột, đang tạo ra những xã hội phân mảnh sâu sắc. Điều đó cho phép các nhóm cực đoan bắt rễ và phát triển thành những tế bào phức tạp và luôn thay đổi, sử dụng tôn giáo vừa làm nơi trú ẩn, vừa làm động lực.

Phản ứng quốc tế dựa vào quân sự và an ninh hiện nay không những không hiệu quả mà còn vô ích. Một cách tiếp cận toàn cầu và kỷ luật có thể giải quyết được những thách thức chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa và giáo dục mà các cuộc khủng hoảng phức tạp trên tạo ra. Cách tiếp cận này phải tính tới toàn bộ hệ thống đang dẫn tới chủ nghĩa cực đoan, chứ không phải các vụ xung đột bạo lực tại thực địa. Cách tiếp cận của Đan Mạch nhằm tái hòa nhập xã hội cho các cựu chiến binh thánh chiến là một ví dụ đáng khuyến khích.

Dương Hoa (Theo báo "Thư tín Địa cầu")

Houthi đồng ý đối thoại nếu liên quân ngừng không kích
Houthi đồng ý đối thoại nếu liên quân ngừng không kích

Phiến quân Houthi đã đồng ý quay trở lại đàm phán hòa bình nếu liên quân các nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu kết thúc chiến dịch không kích.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN