Đề cử nội các của ông Trump chật vật vượt ‘cửa ải’ Quốc hội

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã vượt qua được chướng ngại vật đầu tiên khi Quốc hội thông qua đề cử Bộ trưởng Quốc phòng của ông là tướng Hải quân về hưu James Mattis. Tuy nhiên, chướng ngại vật này cũng không phải là dễ vượt qua.

Phiên điều trần của ông Tillerson không thuyết phục được nhiều nghị sĩ Dân chủ rằng ông phù hợp cho vị trí ngoại trưởng Mỹ.

Khoảng 150 hạ nghị sĩ Dân chủ và 17 thượng nghị sĩ đã phản đối ông Mattis. Họ coi cuộc bỏ phiếu là cơ hội sớm để thể hiện sự bất mãn với ông Trump trước cả khi ông nhậm chức.

Một số lượng lớn nghị sĩ Dân chủ cho biết họ sẽ bỏ phiếu phản đối thượng nghị sĩ Jeff Sesssions – người được ông Trump chọn làm Bộ trưởng Tư Pháp.

Cựu Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí Exxon Mobil hứa hẹn sẽ là một mục tiêu “ngon lành” cho các nghị sĩ Dân chủ. Thượng nghị sĩ Dân chủ Tim Kaine nhận xét về ông Tillerson: “Ông ấy không thể hiện được ý thức, óc phán đoán hay sự độc lập mà tôi hy vọng có ở một người đứng đầu ngành ngoại giao nước ta”.

Sắp tới đây, những người được ông Trump đề cử cho vị trí đứng đầu các bộ: Nội vụ, Giáo dục, Thương mại, Năng lượng, Tài chính, Dịch vụ Con người và Y tế, Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc sẽ điều trần trước Quốc hội.

Các thành viên Cộng hòa hi vọng các vị trí hàng đầu về an ninh quốc gia trong nội các của ông Trump sẽ được thông qua và sẵn sàng chờ bỏ phiếu xác nhận khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1 tới. Họ nói rằng phe Dân chủ không công bằng với ông Trump.

Trong khi đó, phe Dân chủ nói rằng tổng thống đắc cử đã đi quá giới hạn thông thường trong các lựa chọn. Hai quan điểm khiến hai đảng tranh cãi nhau căng thẳng.

Với tiến độ thông qua đề cử nội các hiện nay, ông Trump có thể không đọ được với kỷ lục của các tổng thống tiền nhiệm như Bill Clinton, Barack Obama hay George W. Bush khi phần lớn thành viên nội các họ đề cử đều được chấp thuận chỉ trong vài ngày quanh thời điểm nhậm chức mà không vấp phải phản đối.

Phe Dân chủ có xu hướng bỏ nhiều phiếu phản đối các đề cử của ông Trump hơn phe Cộng hòa phản đối lựa chọn nội các của ông Obama năm 2009.

Năm 2009, 7 đề cử nội các của ông Obama được chấp nhận vào ngày nhậm chức, 4 đề cử nữa được thông qua trong một tuần.

Trước đó, ông Bush và Clinton cũng có một quá trình chuyển giao suôn sẻ. 11 lựa chọn nội các đầu tiên của ông Bush được thông qua mà không bị phản đối. Gần như tất cả lựa chọn của ông Clinton đều được chấp nhận chỉ trong hai ngày mà không bị cản trở.

Thậm chí thời Tổng thống Ronald Reagan, khi mà các đề cử của ông đều bị phe Dân chủ bỏ phiếu theo hình thức điểm danh (roll-call), Quốc hội cũng dễ dàng thông qua các lựa chọn nội các.

Với ông Trump, mọi chuyện không đơn giản. Trong loạt phiên điều trần đầu tiên hồi tuần trước, phe Dân chủ cáo buộc những người được đề cử có quan điểm khác biệt với ông Trump về nhiều vấn đề, trong đó chính sách với Nga là điều nổi bật nhất.

Về phần mình, ông Trump cho rằng không có vấn đề gì với những bất đồng này. Ông nói: “Tôi muốn họ là chính họ và tôi bảo họ ‘Hãy là chính mình và nói bất kỳ điều gì ông muốn. Đừng lo lắng về tôi’”.

Các dự báo rằng phe Cộng hòa sẽ “đào tẩu” hàng loạt chưa thành hiện thực và không có nghị sĩ Cộng hòa nào công khai phản đối bất kỳ đề cử nào của ông Trump.

Thùy Dương (theo Washington Times)
Ngoại trưởng đề cử Mỹ cứng rắn về Biển Đông, báo Trung Quốc chê 'thiếu chuyên nghiệp'
Ngoại trưởng đề cử Mỹ cứng rắn về Biển Đông, báo Trung Quốc chê 'thiếu chuyên nghiệp'

Truyền thông Trung Quốc cảnh báo việc Mỹ ngăn cản Bắc Kinh tại Biển Đông sẽ dẫn đến “sự đối đầu lớn” và cả hai bên nên chuẩn bị “cho một vụ đụng độ quân sự”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN