Châu Á - Thái Bình Dương đang vuột khỏi tay Mỹ?

Hiện có nhiều mối đe dọa đối với Mỹ liên quan đến việc Philippines “xoay trục” sang Trung Quốc.

Theo nhà bình luận Gideon Rachman viết trên tờ Thời báo Tài chính (Mỹ) ngày 24/10, khi bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đang đối đầu với nhau trong những tuần cuối cùng quan trọng của chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, các sự kiện không chỉ dừng lại ở vấn đề này trong khi “người Mỹ đưa ra quyết định”. Ở phía bên kia địa cầu, Mỹ vừa chịu một thất bại chiến lược quan trọng.

Thất bại đó là từ một quyết định rõ ràng của Philippines, thay đổi sự lựa chọn trong một cuộc cạnh tranh quyền lực ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong chuyến thăm Bắc Kinh tuần trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tuyên bố “chia tay” Mỹ và mở ra mối quan hệ đặc biệt mới giữa nước Manila và Bắc Kinh. Trong một tuyên bố ngoại giao khác, ông Duterte nói tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh: "Có ba nước chống lại thế giới - Trung Quốc, Philippines và Nga. Đó là con đường duy nhất”. Tuyên bố này đã được chào đón bởi tiếng vỗ tay nồng nhiệt từ khán thính giả.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (giữa) tại trụ sở quân đội nước này ở Taguig. Ảnh: AP

Trước đó, ngay sau khi nhậm chức, ông Duterte cũng đã có những lời lẽ lăng mạ Tổng thống Mỹ Barack Obama và nói rằng ông có ý định chấm dứt hợp tác quân sự với Mỹ. Một số nhà chiến lược Mỹ đang lo ngại rằng ngay lúc này Philippines có thể trở thành một căn cứ hải quân đối với lực lượng hải quân Trung Quốc đang được mở rộng một cách nhanh chóng.

Có lẽ, bà Clinton sẽ hiểu được ý nghĩa của tất cả điều này. Một chủ đề trung tâm trong thời kỳ bà là Ngoại trưởng Mỹ là một nỗ lực nhằm củng cố vị thế của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Chính bà Clinton đã tuyên bố trong năm 2010 rằng Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong tự do hàng hải ở Biển Đông. Tuyên bố này đã khiến Trung Quốc tức giận.

Như bà Clinton đã nói trong một bài phát biểu năm 2013 và gần đây bị rò rỉ, bà đang lo lắng rằng yêu sách lãnh hải của Trung Quốc sẽ giúp Bắc Kinh “kiểm soát những tuyến đường biển và các quốc gia tiếp giáp với Biển Đông". Những lo ngại này xuất hiện kể từ khi Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp các bãi đá, đảo ở trong vùng có tranh chấp tại Biển Đông.

Philippines từng là trung tâm trong chiến lược và những nỗ lực pháp lý của Mỹ nhằm hạn chế quyền kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông. Ở cấp độ chiến lược, Philippines (đã từng) đóng vai trò quan trọng đối với nỗ lực của Mỹ để đối phó với các cơ sở quân sự mà Trung Quốc (dường như) đã xây dựng trên các đảo nhân tạo phi pháp. Đầu năm nay, Manila và Washington đã nhất trí tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở năm căn cứ trên lãnh thổ Philippines, trong đó có một căn cứ không quân trên đảo Palawan, rất gần với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những thỏa thuận Mỹ-Philippines giờ đây có thể bị trì hoãn.

Một số chiến lược gia Mỹ không hài lòng vì sự thay đổi rõ ràng của ông Duterte. Họ cho rằng, về lâu dài, Philippines sẽ lại nhận thấy lợi ích chiến lược của mình trong việc kiếm tìm sự bảo trợ của Mỹ, nhưng cũng có khả năng rằng ông Duterte thực sự là một phần của xu hướng lớn ở khu vực Đông Nam Á.

Năm tới, Philippines sẽ là chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và có thể điều này sẽ diễn ra giống như hai đồng minh quan trọng khác của Mỹ trong khu vực - Thái Lan và Malaysia, bắt đầu nghiêng về phía Trung Quốc. Cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan vào năm 2014 dẫn đến sự đi xuống trong quan hệ giữa Bangkok và Washington, khi Mỹ kêu gọi nước này nhanh chóng quay lại nền dân chủ nhưng bị các tướng lĩnh Thái Lan phản đối. Năm 2015, Thái Lan công bố việc mua các tàu ngầm của Trung Quốc. Về phần mình, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng đã hướng đến Bắc Kinh để nhờ hỗ trợ khi ông tìm cách đối phó với cuộc điều tra tham nhũng.

Đối mặt với tất cả những trở ngại này ở Đông Nam Á, Mỹ sẽ phải tìm kiếm một số cơ hội chiến lược và ngoại giao mới trong khu vực.

Công Thuận ( Theo F.T)
Chiến thắng táo bạo, tài tình, đánh thủng “dạ dày” của Mỹ
Chiến thắng táo bạo, tài tình, đánh thủng “dạ dày” của Mỹ

Cách đây 50 năm, đêm 28/10/1966, bộ đội đặc công tỉnh Biên Hòa (mật danh U1) bất ngờ đánh đòn phủ đầu vào Tổng kho Long Bình, căn cứ hậu cần chiến lược của Mỹ ở miền Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN