ASEAN "cân bằng" giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Các nước nhỏ hơn cần cân bằng để tối đa hóa lợi ích từ nhiều nguồn khác nhau và nhiều cường quốc khác nhau, đồng thời không được quá gần hoặc quá phụ thuộc vào bất kỳ một cường quốc nào.

Trong những tháng gần đây, một số nhà lãnh đạo ASEAN đã có chuyến thăm Trung Quốc, ngay sau đó là chuyến công du đến Nhật Bản, nhấn mạnh việc họ đang "cân bằng" giữa hai cường quốc trong bối cảnh hai nước này đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực ASEAN.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã chọn Trung Quốc, thay vì Nhật Bản cho chuyến công du đầu tiên của họ đến một quốc gia ngoài ASEAN, nhưng cũng đã thăm Nhật Bản ngay sau đó.

Các nhà lãnh đạo ASEAN tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng định ASEAN tháng 9/2016 tại Lào. Ảnh: AP


Ông Duterte thăm Bắc Kinh một tuần trước khi tới Tokyo; trong khi đó Trung Quốc là nước đầu tiên và Nhật Bản là nước thứ 5 ngoài ASEAN mà bà Suu Kyi đến thăm.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hai tuần trước khi ông gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo hồi tuần trước.

Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã có một cuộc gặp song phương với ông Tập Cận Bình ở Hàng Châu bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 vào đầu tháng 9 và thăm Tokyo sau đó trong tháng.

Chuyên gia Đông Á tại Đại học SIM, Lim Tai Wei, bình luận: "Nghi thức ngoại giao thường phản ánh ưu tiên lợi ích quốc gia của một nước", đồng thời cho biết thêm rằng các lợi ích đó bao gồm an ninh quốc gia, phát triển kinh tế và sự liên minh.

Việc Nhật Bản "quyến rũ" ASEAN không phải là mới - nó đã được thể hiện trong "Học thuyết Fukuda" năm 1977, được đặt theo tên của Thủ tướng Nhật Bản khi đó là Takeo Fukuda. Học thuyết này cam kết Nhật Bản như là một đối tác bình đẳng với các nước ASEAN trong các lĩnh vực như chính trị và kinh tế.

Các nhà lãnh đạo Nhật Bản kế tiếp đã "gạt" ASEAN sang một bên, đặc biệt trong thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, với sự "ve vãn" của Trung Quốc.

Nhưng kể từ khi nhậm chức vào tháng 12/2012, Thủ tướng Nhật Bản Abe tăng cường mối quan hệ với ASEAN khi thăm tất cả 10 nước ASEAN trong năm đầu tiên trên cương vị này. Ông Abe đã đề nghị viện trợ, chuyển giao công nghệ và dòng vốn đầu tư cho các nước ASEAN, trong khi tìm kiếm hỗ trợ cho chính sách an ninh chủ động của mình.

Điều này là tốt đối với ASEAN, khu vực mà một số quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.

Bất chấp những lo ngại về các hành động đơn phương của Trung Quốc (ở Biển Đông), chẳng hạn như việc cải tạo (phi pháp) các bãi cạn, đảo, giảng viên quan hệ quốc tế Heng Yee Kuang tại Đại học Tokyo, nói: "Các nước ASEAN đồng thời cũng nhận ra sự thật về sự hiện diện của Trung Quốc, cả về kinh tế và an ninh". Ông nhấn mạnh: "Các nước nhỏ hơn cân bằng để tối đa hóa lợi ích từ nhiều nguồn khác nhau và nhiều cường quốc khác nhau, đồng thời không được quá gần hoặc quá phụ thuộc vào bất kỳ một cường quốc nào".

Công Thuận (TheJakartaPost)
Sáu lý do khiến ông Trump không thể bỏ qua ASEAN
Sáu lý do khiến ông Trump không thể bỏ qua ASEAN

Nhật báo "The Nation" (Dân tộc) của Thái Lan vừa đăng bài viết của học giả Kavi Chongkittavorn nói về vị trí của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN