Dịch vụ thu gom rơm, rạ lãi hơn 2 triệu đồng/ngày

Hiện nay tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển dịch vụ thu gom, cuộn rơm trên đồng với khả năng thu lãi hơn 2 triệu đồng/ngày.

Hiện nay tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển dịch vụ thu gom, cuộn rơm trên đồng; nếu trời nắng, mặt đất ráo, máy thu gom và ép thành cuộn tròn được 5.000 m2/giờ.

Máy cuộn rơm đi làm thuê thì thu với giá 800.000 – 1.000.000 đồng/ha, còn nếu đi cuốn rơm bán thì bình quân 17.000 đồng/cuộn rơm khô và 13.000 đồng/cuộn rơm ướt, sau khi trừ chi phí thu lãi hơn 2 triệu đồng/ngày.

Thông tin trên được ông Vũ Anh Tuấn, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra tại hội thảo thiết bị, công nghệ thu gom và xử lý rơm rạ vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày 2/3, tại Cần Thơ do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức.

Hội thảo với sự tham dự của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp tham gia thảo luận các nội dung: thu hoạch và xử lý rơm rạ vùng Đồng bằng sông Cửu Long – thực trạng, định hướng và giải pháp; quản lý rơm rạ cho sản xuất lúa gạo bền vững; khai thác tận dụng nguồn rơm rạ và biện pháp xử lý, nâng cao giá trị sản xuất và hạn chế ngộ độc hữu cơ trong canh tác lúa; ứng dụng cơ giới thu gom rơm là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và giảm khí phát thải nhà kính,…

Với sản lượng trên 20 triệu tấn lúa/năm, mỗi năm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng trên 20 triệu tấn rơm, rạ. Trước năm 2013, tại Đồng bằng sông Cửu Long trên 80% lượng rơm được đốt và vùi rơm trên đồng ruộng, còn lại là bán rơm, cho rơm trên đồng.

Hiện nay rơm, rạ tại Đồng bằng sông Cửu Long được đốt trên đồng một phần, một phần sử dụng trong chăn nuôi, làm nguyên liệu trồng nấm, ủ gốc cây trồng, đốt trên đồng ruộng, vật liệu chèn lót vận chuyển củ quả, làm phân bón...


Tại hội thảo, các ý kiến đều thống nhất rằng, rơm rạ bị đốt cháy vừa lãng phí nguồn năng lượng lớn vừa ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Việc thu gom rơm, rạ góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản xuất lúa gạo thông qua việc tận dụng hiệu quả phế phụ phẩm nông nghiệp; cũng như góp phần đáng kể vào việc hạ giá thành sản phẩm chế biến, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm lúa gạo và góp phần bảo vệ môi trường.

Phạm Duy Khương (TTXVN)
Môi trường ô nhiễm nặng vì đốt rơm rạ
Môi trường ô nhiễm nặng vì đốt rơm rạ

Sau khi thu hoạch lúa, ở nhiều nơi, người dân đốt rơm rạ để lấy tro bón ruộng. Theo các chuyên gia, việc làm này vừa lãng phí tài nguyên, vừa gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN