Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh tuyến metro số 4 từ trên cao xuống đi ngầm

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đề xuất lên thành phố điều chỉnh cục bộ quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 4 (đoạn tuyến phía Nam sông Hồng, trong đường Vành đai 3) từ đi trên cao xuống đi ngầm.

Theo đó, Sở GTVT kiến nghị UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ GTVT thống nhất chủ trương điều chỉnh cục bộ dọc tuyến đường sắt đô thị số 4 từ đi trên cao xuống đi ngầm (tại khu vực nút giao giữa đường Vành đai 2,5 và đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A cũ)) làm cơ sở để triển khai dự án xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng.

Để sớm thông được tuyến đường Vành đai 2,5 từ Đầm Hồng ra đường Giải Phóng, Sở GTVT cũng đề nghị UBND TP đề xuất HĐND xem xét phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 và đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A cũ), quận Hoàng Mai làm cơ sở để chủ đầu tư lập, trình phê duyệt dự án điều chỉnh.

Chú thích ảnh
Dự án tuyến metro số 3 (đoạn Nhổn-ga Hà Nội) cũng có đoạn đi ngầm dưới lòng đất dài 4km, từ phố Kim Mã đến Trần Hưng Đạo. 

Trước đó vào ngày 21/7/2021, UBND TP Hà Nội có kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ về đề xuất chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch dọc tuyến đường sắt đô thị số 4 (metro số 4) đoạn tuyến Nam sông Hồng từ đi trên cao thành đi ngầm.

Liên quan đến việc điều chỉnh tuyến metro số 4, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu thực hiện gắn với quy hoạch chung không gian ngầm đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiệm vụ quy hoạch quy hoạch TP thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050.

Căn cứ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Sở GTVT đề xuất UBND TP Hà Nội giao các Sở Kế hoạch-Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, GTVT và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Bộ nhằm nghiên cứu nội dung điều chỉnh tuyến metro số 4, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả tuân thủ theo các quy định.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội bao gồm 10 tuyến, bao gồm cả các tuyến trên cao và đi ngầm.

Ngoài 8 tuyến đường sắt đô thị, Hà Nội còn dự kiến thực hiện thêm ba tuyến tàu điện một ray. Trong đó, tuyến số 4 có lộ trình: Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh. Tuyến có chiều dài khoảng 53,1km, có dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, số 2, số 3 và số 5.

Tin, ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Giám đốc Metro Hà Nội: Không có chuyện 'vẽ' ra các tình huống diễn tập sự cố bất ngờ
Giám đốc Metro Hà Nội: Không có chuyện 'vẽ' ra các tình huống diễn tập sự cố bất ngờ

"Chúng tôi không tự "vẽ" ra các tình huống diễn tập sự cố bất ngờ, không báo trước cho hành khách di chuyển trên đoàn tàu tuyến đường sắt đô thị (Metro) Cát Linh - Hà Đông".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN