Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh tự chủ, sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ngày 31/0, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Phương án số 473/PA-TLĐ ngày 25/5/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tham gia đóng góp xây dựng Dự thảo phương án sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức công đoàn theo Quyết định số 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chú thích ảnh
Giờ học về điện tại Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội. Ảnh tư liệu, minh họa: Anh Tuấn/TTXVN

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu yêu cầu các đơn vị triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục; tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; trong tổ chức hoạt động cần phải tuân thủ pháp luật; nghiên cứu, xây dựng chương trình, đưa vào đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cán bộ công đoàn các cấp; có các chính sách miễn, giảm học phí cho công nhân và con công nhân có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích cao trong lao động sản xuất. 

Thời gian qua, thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo sắp xếp, tinh gọn bộ máy cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh tự chủ. Đến nay hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã giảm mạnh đầu mối (còn 19/28 đơn vị), nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Đến tháng 3/2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cơ bản hoàn thành việc thực hiện mục tiêu và các chủ trương về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiếp tục thực hiện chủ trương quy hoạch, pháp triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, sắp xếp các tổ chức còn lại, tập trung tháo gỡ khó khăn, để thúc đẩy các đơn vị phát triển. 

Theo đó, Tổng Liên đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự thống nhất nhận thức và sự đồng thuận trong cán bộ, viên chức, người lao động về chủ trương đổi mới sắp xếp các đơn vị, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng, đúng pháp luật; chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện, phân rõ trách nhiệm cho từng đơn vị, nhất là trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu trong việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy của các đơn vị trong Trường. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn xây dựng Kế hoạch triển khai, có lộ trình cụ thể; tổ chức điều tra xã hội về nhu cầu nguồn nhân lực cần đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội để quyết định chia tách đơn vị; xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu về đội ngũ cán bộ, giáo viên; tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có phương án sắp xếp lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo hoạt động của các đơn vị theo hướng hiện đại hóa các thiết bị đào tạo, phù hợp với công nghệ, thiết bị sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, bổ sung thiết bị mô phỏng, phòng thực hành ảo; xây dựng chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức công đoàn, đổi mới công tác truyền thông về đào tạo, chuyển đổi nghề cho công nhân, lao động và người sử dụng lao động; nâng cao hiệu quả đào tạo, đổi mới phương thức, hình thức đào tạo, chuyển đổi nghề; nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đổi mới công tác quản lý…

TTXVN/Báo Tin tức
Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Ngày 10/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 73/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN