Năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam lọt Top đầu thế giới

Đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã cung ứng trên 4% tổng hàng hóa dệt may tiêu thụ trên toàn thế giới. Năng suất lao động kỹ thuật được xếp vào Top đầu thế giới.

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Made Clothing Việt Nam. Ảnh: Hải Âu/TTXVN

Tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Công đoàn Dệt May Việt Nam diễn ra ngày 14/9 tại Hà Nội, ông Nguyễn Tùng Vân - Chủ tịch Công đoàn dệt may Việt Nam cho biết, trong 20 năm qua, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình, đóng góp tốt cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam.

Đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã cung ứng trên 4% tổng hàng hóa dệt may tiêu thụ trên toàn thế giới. Năng suất lao động kỹ thuật ngành may Việt Nam được xếp vào Top đầu của thế giới. Thu nhập trung bình hàng năm của công nhân dệt may cả nước đã đạt trên 50 triệu đồng, cao 8-10 lần thu nhập người nông dân; được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Để đạt được hiệu quả này, công đoàn ngành dệt may đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Ngành dệt may đã có một đội ngũ những người thợ dệt may ưu tú, tận tâm, sáng tạo, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để bảo vệ sản xuất, tạo nên hiệu quả cao cho tập thể; trong đó, điển hình là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là đầu tàu dẫn dắt toàn ngành.

Cụ thể, từ khi chuyển thành Tập đoàn năm 2005, Vinatex hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hóa dệt may từ sợi, vải, quần áo. Với quy mô vốn nhỏ nhất trong các Tập đoàn (chỉ 3.400 tỷ đồng) trước khi cổ phần hóa nhưng Vinatex lại có lực lượng lao động lớn nhất cả nước với gần 140.000 lao động và hoạt động trong môi trường có tính thị trường cao nhất so với các tập đoàn kinh tế khác.

Vinatex là đơn vị tiên phong trong cổ phần hóa doanh nghiệp, hoàn thành việc cổ phần hóa các đơn vị thành viên từ 2010, hoàn thành cổ phần hóa công ty mẹ năm 2014. Với những bước đi chuyên nghiệp, bài bản, hình ảnh dệt may Việt Nam đã lan tỏa trên thị trường thế giới, góp phần thu hút đầu tư mạnh mẽ cho dệt may từ nước ngoài, tạo ra quy mô lớn gấp 32 lần sau 20 năm của ngành dệt may, từ 850 triệu USD (năm 1995) lên 27,30 tỷ USD năm 2015.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, đ ến nay Việt Nam đã đứng trong Top 5 các nước xuất khẩu dệt may thế giới; tiếp tục duy trì tỷ lệ đóng góp khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, sử dụng trên 2,5 triệu lao động công nghiệp, tạo 1/5 số việc làm mới hàng năm trên cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2014, dệt may Việt Nam là quốc gia duy nhất duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ngành trên thế giới khá tốt. Thị phần tại các thị trường chính đề u tăng mạnh chẳng hạn từ 1% năm 2005 tại Mỹ lên trên 10% năm 2015.

Ông Nguyễn Tùng Vân, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cho hay, k hi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các cấp công đoàn của ngành đã năng động, linh hoạt hơn nữa để phát triển đoàn viên, chăm lo bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của người lao động. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2016, hầu hết các đơn vị trực thuộc Công đoàn Dệt may Việt Nam đã trích nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tương đối đầy đủ.

Trong thời gian tới đ ể hoàn thành tốt công tác trong giai đoạn cạnh tranh và đổi mới, công đoàn ngành dệt may sẽ tập trung cập nhật kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn để họ thực sự tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm và luôn đồng hành vì sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.

Hằng Trần (TTXVN)
Dệt may tăng sức cạnh tranh
Dệt may tăng sức cạnh tranh

Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp và toàn ngành dệt may phải nỗ lực tăng cường năng lực cạnh tranh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN