Nông Sơn - Đường lớn đã mở

Được thành lập theo Nghị định số 42/2008/NĐ - CP của Chính phủ, huyện Nông Sơn (Quảng Nam) là vùng đất có lịch sử lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Quảng.

Chú thích ảnh
Trung tâm y tế huyện được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Trong gian khổ đấu tranh cũng như trong hòa bình xây dựng, Đảng  bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Nông Sơn luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, tập trung xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Đường lớn đã mở

Ông Thái Bình, Bí thư huyện ủy Nông Sơn chia sẻ: Là huyện miền núi, khi thành lập Nông Sơn có xuất phát điểm rất thấp, hạ tầng kinh tế - kỹ thuật dưới mức trung bình, giao thông còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ xấp xỉ 67%. Thế nhưng, sau một hành trình kiên trì phấn đấu không ngừng nghỉ, Nông Sơn đã từng bước vững mạnh trên con đường phát triển đang rộng mở phía trước. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế  - xã hội hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm, kết cấu hạ tầng kỹ thuật không ngừng được đầu tư xây dựng; nông thôn, miền núi thay da đổi thịt từng ngày.

Để có những thành quả đó, trong hành trình đầy quyết tâm của mình, Nông Sơn đã có những bước đi khá vững chắc trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Từ khi thành lập, Đảng bộ huyện Nông Sơn chỉ có 28 tổ chức cơ sở đảng, với 625 đảng viên, thì đến hôm nay, toàn đảng bộ huyện có 46 tổ chức cơ sở đảng, với 1.303 đảng viên; là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Trong năm 2019 vừa qua, tổng nguồn vốn đầu tư xã hội đạt khoảng gần 300 tỷ đồng, tổng giá trị sản xuất đạt trên 1.337 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm trước, trong đó giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản đạt gần 235 tỷ đồng, công nghiệp – xây dựng  ước đạt trên 703 tỷ đồng, thương mại, dịch vụ đạt xấp xỉ 440 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt gần 10.700 tấn, thu ngân sách đạt trên 105 tỷ đồng.

Đây là những con số cực kỳ ấn tượng nếu so với những năm đầu mới thành lập, toàn huyện có đến 67% hộ nghèo, đến nay hộ nghèo chỉ còn 10%. Bộ mặt nông thôn, đô thị của huyện miền núi Nông Sơn đã có những bước chuyển mình đáng kể, tiềm năng và lợi thế luôn được phát huy cao nhất. Đến nay 100% số thôn trên địa bàn huyện có đường ô tô dẫn vào trung tâm; tuyến đường ĐT610 được nâng cấp thành Quốc lộ 14H  đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại, giao thương. Lưới điện quốc gia đã phủ kín địa bàn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Tính đến cuối năm 2019 Nông Sơn đạt 105 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bình quân 15 tiêu chí/xã, đạt 100%. Năm 2020 toàn huyện sẽ có 3 xã về đích của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bí thư huyện Nông Sơn Thái Bình phấn khởi cho biết.

Nhờ sự cần cù, chịu khó, quyết đoán của toàn hệ thống chính trị, Nông Sơn đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế không ngừng phát triển, kết cấu hạ tầng không ngừng được đầu tư xây dựng, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện.

Tuy nhiên, Nông Sơn vẫn còn nhiều việc phải làm và quyết tâm làm: Phải phát huy tiềm năng và thế mạnh của huyện, đặc biệt là phát huy lợi thế từ kinh tế rừng gắn với quản lý, bảo vệ. Phát triển du lịch với lợi thế Làng trái cây Đại Bình, suối nước nóng Tây Viên, Hòn Kèm Đá Dừng; tiếp tục thu hút đầu tư, thực hiện tốt quy hoạch và quản lý quy hoạch; hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới; giải quyết tốt các vấn đề xã hội như giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường; bảo tồn và phát triển văn hóa; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cao hơn nữa đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.Đó là những việc hết sức nặng nề, nhưng cũng rất vinh quang. Và vinh quang ấy chỉ có thể thành hiện thực khi cả hệ thống chính trị kết thành một khối, chung sức đồng lòng. “Ý Đảng - lòng dân” là một thì nhất định sẽ thắng lợi.

Để làm được những việc đó, huyện đã và đang tập trung đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cán bộ luôn là “cái gốc” của mọi công việc, những chủ trương, biện pháp, cách làm khả thi, đến với dân, được dân hưởng ứng, đồng tình đều được xuất phát từ đây. Vì vậy, cán bộ phải vì dân, hăng say, sáng tạo trong công việc, tích cực để kịp thời nắm bắt cũng như tìm về cho Nông Sơn những cơ hội phát triển, Bí thư huyện ủy Nông Sơn Thái Bình vững tin.

Đánh thức tiềm năng

Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn Nguyễn Văn Hòa tâm sự: Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự vững tin và đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, Nông Sơn đang thay da đổi thịt từng ngày, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Đây chính là động lực để Nông Sơn khắc phục những hạn chế và khó khăn, bước vào con đường lớn của hội nhập và phát triển với những định hướng mới, nhiệm vụ mới và mục tiêu mới ở tầm cao hơn.

Bước vào năm 2020 này, Nông Sơn đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm là: Tiếp tục phấn đấu để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2019; cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; giữ vững an ninh chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tập trung đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mở rộng sự liên kết nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình phục vụ dân sinh, công trình phúc lợi xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường giao thông, trường học và trạm y tế để nâng cao hiệu quả hiệu quả sản xuất, nâng chao chất lượng trong công tác giáo dục và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Với gần 85% diện tích là đất rừng, Nông Sơn có lợi thế trong phát triển rừng nguyên liệu gỗ lớn. Giao đất giao rừng gắn với quản lý và bảo vệ, làm tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng cho nhân dân trên địa bàn huyện là những ưu tiên đang được Nông Sơn thực hiện có hiệu quả. Đến nay đã có hơn 12 nghìn ha đất trống, đồi núi trọc được người dân phủ xanh bởi rừng keo nguyên liệu. Trung bình mỗi năm người dân Nông Sơn thu về hàng trăm tỷ đồng từ nguồn thu từ rừng cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Rừng cao su đại điền và tiểu điền của người dân Nông Sơn cũng đã lên đến hàng nghìn ha, trong đó phần lớn diện tích đã đến tuổi khai thác, tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động tại chỗ, tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Mặt khác, Nông Sơn tiếp tục chuyển đổi diện tích đất trồng lúa nước kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vận động người dân tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng trồng cây nguyên liệu hàng hóa tập trung có quy mô lớn.

Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, huyện Nông Sơn sẽ tiếp tục kêu gọi và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và hạ tầng, trong đó chú trọng đầu tư các dự án vào cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị để Trung Phước đạt tiêu chuẩn trở thành thị trấn. Năm 2019 vừa qua, sản xuất công nghiệp- xây dựng trên địa bàn đạt hơn 700 tỷ đồng; thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, đạt giá trị xấp xỉ 440 tỷ đồng. Điều này cho thấy tuy quy mô sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ còn khiêm tốn nhưng đã có sự phát triển vượt bậc, thể hiện sự lựa chọn đúng đắn và có hiệu quả trong cơ cấu phát triển các ngành kinh tế - xã hội của huyện miền núi Nông Sơn.

Chú thích ảnh
Làng trái cây Đại Bình địa chỉ du lịch hấp dẫn của Nông Sơn.

Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn Nguyễn Văn Hòa cho biết thêm: Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch vùng sâu trong đất liền vừa là tiềm năng vừa là thế mạnh đang từng bước được Nông Sơn khai thác bền vững và có hiệu quả. Vùng đất đầu nguồn sông Mẹ Thu Bồn của xứ Quảng với nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa như Đèo Le, Trung Phước, Hòn Kẽm Đá Dừng, làng trái cây Đại Bình, căn cứ Tân Tỉnh, Lăng Bà Thu Bồn... được xác định là những sản phẩm du lịch đặc sắc cần được khai thác hợp lý. Đề án "Quy hoạch phát triển du lịch huyện giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án "Phát triển du lịch làng Đại Bình gắn với phát triển nông nghiệp hữu cơ” đang được Nông Sơn ưu tiên đầu tư phát triển để làm điểm nhấn, từ đó kết nối tạo sự lan tỏa với các điểm đến khác như Hòn Kẽm - Đá Dừng, suối nước nóng Tây Viên, mỏ than Nông Sơn, Lăng Bà Thu Bồn gắn liền với các loại hình du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch vùng sâu trong đất liền được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển du lịch của huyện miền núi Nông Sơn trong chuỗi liên kết vùng giữa Nông Sơn với tỉnh Quảng Nam và các trung tâm du lịch lớn trong khu vực.

Đường lớn đã mở. Thế hệ người Nông Sơn hôm nay luôn tự hào, tri ân với những gì đã có và hướng đến tương lai bằng ý chí và nghị lực, sự quyết tâm, đồng lòng, kiên trì, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, tạo ra sự đồng thuận rộng rãi của nhân dân; luôn sâu sát với nhân dân, phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của nhân dân, vận động nhân dân đồng thuận và tích cực thi đua, tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước để đi lên trên con đường hội nhập và phát triển.

Bên cạnh đó, phải tạo được sự thông suốt, thống nhất trong toàn đảng bộ về chủ trương, giải pháp, cách làm để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của cấp trên, của cộng đồng doanh nghiệp, bà con xa quê trong thực hiện nhiệm vụ để đưa Nông Sơn hòa nhịp cùng với cả tỉnh trên bước đường phát triển, Bí thu huyện ủy Nông Sơn Thái Bình bày tỏ niềm tin và tràn đầy quyết tâm, hy vọng.

Bài và ảnh: Hữu Trung - Thái Bình
Khánh thành nhà bia tưởng niệm liệt sĩ tại Nông Sơn, Quảng Nam
Khánh thành nhà bia tưởng niệm liệt sĩ tại Nông Sơn, Quảng Nam

Ngày 31/8, tại khu vực Hốc Thượng, thôn Trung Nam, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo Quân khu 5 phối hợp với Hội Cựu chiến binh huyện Nông Sơn, các nhà hảo tâm, cùng đồng đội, thân nhân gia đình liệt sĩ đã tổ chức lễ Khánh thành nhà bia tưởng niệm hơn 240 anh hùng liệt sĩ thuộc Trung đoàn 31, Sư đoàn 2, Quân khu 5 hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN