Giải Nobel và những điều thú vị

Vào ngày này cách đây 114 năm, ngày 2/6/1900, Quỹ giải thưởng Nobel đã chính thức được thành lập theo đúng ý nguyện của nhà khoa học nổi tiếng Alfred Nobel. Sau hơn 100 năm tồn tại, giải Nobel đã trở thành tấm gương phản chiếu lịch sử tiến bộ của loài người trong những lĩnh vực quan trọng nhất.

 

Ý nguyện tốt đẹp của Alfred


Ngày 10/12/1896, Alfred Nobel ở một mình trong ngôi biệt thự sang trọng của mình ở San Remo,

Alfred Nobel sinh ngày 21-10-1833 tại Stockholm, Thụy Điển. Ông mất ngày 10/12/1896 tại Sanremo, Italy.

sát bờ biển nước Italy. Con người Thụy Điển độc thân không vợ con này -  phải sang Italy để tránh cái lạnh của quê hương không có lợi cho sức khỏe của ông - đã qua đời nhẹ nhàng ở tuổi 63, để lại một gia tài đáng kể có được nhờ tài năng sáng chế và khả năng kinh doanh của mình.

 

Sau khi ông mất, người ta tiến hành việc mở bản di chúc của ông được gửi trong két sắt của một ngân hàng ở Stockholm. Khi bốn trang di chúc viết tay được đọc lên, những người thân của ông đã ngạc nhiên một cách khó chịu, khi biết rằng họ chỉ được ông để lại cho một ít tiền. Còn gần như toàn bộ tài sản của ông được bán thành tiền mặt (tương đương với 70 triệu cuaron Thụy Điển lúc đó) để  gửi ngân hàng.


Số tiền lãi hàng năm sẽ trích ra, chia làm 5 phần:

 

- Một phần sẽ tặng cho người có khám phá hoặc cải tiến quan trọng nhất trong lĩnh vực Vật lý.

 

- Một phần sẽ dành cho người có khám phá hay cải tiến đặc sắc nhất về Hoá học.

 

- Một phần sẽ dành cho người có khám phá quan trọng nhất trong Sinh lý học và Y học.

 

- Một phần sẽ dành cho người có tác phẩm có ý nghĩa nhất về mặt lý tưởng trong lĩnh vực Văn học.

 

- Và phần sau cùng sẽ dành cho người có cống hiến lớn nhất hoặc tốt nhất cho tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, cho sự huỷ bỏ hoặc giảm bớt các quân đội thường trực, cho sự tập hợp và tổ chức các hội nghị hoà bình.

 

Bản di chúc của ông Alfred Nobel. Ảnh: Nobelprize


Di chúc cũng nhấn mạnh rằng: giải được trao không phân biệt quốc gia của người nhận, vì thế người xứng đáng nhận giải nhất sẽ nhận giải, dù cho người đó có là người Scandinavi hay không.


Thoạt tiên, những người thực hiện di chúc rất bối rối: bởi phải làm thế nào để ý nguyện cuối của Nobel trở thành hiện thực, và để những người xứng đáng nhất nhận được giải thưởng mà không có sự thiên vị? Cuối cùng, phải đến năm 1900, người ta mới thống nhất quy chế lựa chọn người đoạt giải và số tiền cho mỗi giải. Và phải đến năm 1901, giải Nobel đầu tiên mới được tổ chức tại Stockholm.

 

Trong các giải thưởng Nobel thì Giải thưởng cho Vật lý và Hóa học sẽ do viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng; Giải cho Sinh lý học hay Y học do Viện Caroline ở Stockholm trao tặng; Giải cho Văn chương do Viện Hàn lâm Stockholm; Giải cho người có đóng góp vì hòa bình do ủy ban 5 người được Quốc hội Na Uy bầu.

 

Năm 1968, nhân kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Ngân hàng Thụy Điển và cũng là để tưởng nhớ đến Nobel, Ngân hàng này đã lập giải Nobel kinh tế, gọi là “Giải kinh tế học kỷ niệm Nobel” nhằm trao cho những nhân vật có cống hiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế. Giải này được trao từ năm 1969 cùng thời điểm trao các giải Nobel khác trong năm.

 

Chiếc huân chương dành cho người đoạt giải Nobel.


Sau hơn 100 năm lịch sử kể từ lần trao giải đầu tiên năm 1901, đã có trên 800 cá nhân và tổ chức vinh dự được nhận giải thưởng danh giá này. Với tất cả những nỗ lực của những người có nhiệm vụ thi hành bản di chúc, giải Nobel đã trở thành tấm gương phản chiếu lịch sử tiến bộ của loài người trong những lĩnh vực quan trọng nhất.

 

Thành công của giải thưởng Nobel đã đưa nhân loại lên một tầm cao mới, với thuyết tương đối của Einstein, thuyết cơ học lượng tử của Heisenberg, cộng với những phát kiến về tâm lý học chiều sâu của Sigmund Freud, đã đặt nền tảng cho hội hoạ và văn học hiện đại. Tất cả những thành tựu đó đều được phản ánh trong những gương mặt được nhận giải Nobel.

 

Số liệu thú vị về giải thưởng Nobel

 

- Người lớn tuổi nhất đoạt giải Nobel là người Mỹ gốc Nga Leonid Hurwicz, đoạt Giải Nobel Kinh tế năm 2007 khi đã 90 tuổi. Chỉ vài tháng sau, tháng 6-2008, ông Hurwicz đã qua đời.

 

- Người trẻ tuổi nhất vinh dự nhận giải Nobel khi chỉ mới 25 tuổi là nhà khoa học người Anh Lawrence Bragg đoạt giải Nobel Vật lý năm 1915.

 

- Nhà khoa học Marie Curie là người phụ nữ duy nhất được trao 2 giải Nobel đó là Giải Nobel Vật lý năm 1903, và giải Nobel Hóa học năm 1911.

 

- Có 6 cặp cha con đoạt giải Nobel và 3 cặp vợ chồng đoạt giải Nobel. Danh hiệu “Gia đình Nobel” thuộc về nhà Curie: vợ chồng Pierre-Marie Curie và con gái cùng con rể của họ là Irène Curie và Frédéric Joliot-Curie.

 

Vẫn còn có rất nhiều ý kiến khác nhau về cách xét giải thưởng, nhưng phần lớn, những người được nhận giải thưởng Nobel đều là những người có cống hiến vĩ đại cho nhân loại. Cùng với giải, tấm lòng cao thượng và nhân đạo của người lập ra nó, Alfred Nobel, sẽ mãi mãi được ghi nhận.

 

 

Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

Vụ tai nạn bí ẩn của máy bay AF 447
Vụ tai nạn bí ẩn của máy bay AF 447

Trong lịch sử ngành hàng không dân dụng đến nay có một số vụ tai nạn xảy ra một cách bí ẩn, không thể hoặc phải mất thời gian dài mới tìm ra được nguyên nhân. Một trong số đó là vụ chuyến bay mang số hiệu AF 447 của hãng hàng không Air France, mất tích ngày 1/6/2009.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN