Căng thẳng với Mỹ tăng cao, hàng trăm học sinh Triều Tiên đăng ký nhập ngũ

Triều Tiên vừa công bố loạt hình ảnh hàng trăm học sinh, sinh viên Triều Tiên xếp hàng dài đăng ký nhập ngũ trong bối cảnh tình hình ngoại giao giữa Bình Nhưỡng và Washington xuống cấp trong nhiều tuần qua, đặc biệt là sau màn cân não tấn công hạt nhân nhau trong tuần trước.

Học sinh sinh viên xếp hàng đăng ký nhập ngũ.

Trước đó, vào ngày 12/8, truyền thông Triều Tiên đưa tin gần 3,5 triệu người dân nước này đã đăng kí vào danh sách nhập ngũ. Hãng thông tấn Yonhap dẫn nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, cho biết trong số các công dân đăng ký vào quân đội có học sinh, công nhân và cả những quân nhân đã nghỉ hưu.

Theo tờ Dailymail, lần đăng ký nhập ngũ quy mô lớn này diễn ra trong khi căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đạt đến thời điểm đáng báo động nhất kể từ năm 1951. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo không loại trừ giải pháp quân sự để đối phó với Triều Tiên thì quốc gia Đông Bắc Á này lại lớn tiếng đe dọa phóng tên lửa nhằm vào đảo Guam trên Thái Bình Dương – "ngôi nhà" chứa máy bay ném bom hạt nhân B-2 của Mỹ.

Lãnh đạo hai nước đã có màn khẩu chiến qua lại dữ dội trong tuần trước, và nếu như thực sự có bất kỳ hành động quân sự nào diễn ra, điều đó sẽ gây ra sự bất ổn trong khu vực.


Người dân Triều Tiên diễu hành đăng ký nhập ngũ trong khi căng thẳng leo thang:



Ngày 11/8, Triều Tiên tuyên bố nghiên cứu kế hoạch tấn công đảo Guam bằng 4 quả tên lửa chiến lược tầm trung Hwasong-12 vào giữa tháng 8. Đối mặt với lời đe dọa từ Triều Tiên, mỗi người dân trên đảo Guam lại có ý kiến riêng của mình.

Các vị linh mục Công giáo trên đảo Guam cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình với vị Tổng giám mục kêu gọi một sự “thận trọng”, cho rằng Tổng thống Trump nên hạn chế trong lời nói và hành động khoa trương. Buổi diễu hành “cầu nguyện vì hòa bình” đã thu hút được sự tham gia của ít nhất 100 người tại thủ đô Hagatna.

Tại nhà thờ chính trên đảo – Dulce Nombre de Maria Cathedral-Basilica, Cha xứ Paul Gofigan phát biểu trước đám đông con chiên hãy chuẩn bị trong trường hợp Triều Tiên phóng tên lửa. “Bạn sẽ làm gì khi chỉ còn 14 phút? Điều duy nhất nên làm là cầu nguyện và tự hối lỗi. Ưu tiên cuộc sống của bạn. Đây là một lời cảnh tỉnh, dù chuyện gì xảy ra đi nữa”.

Trong khi đó, đối với nhiều người khác, họ thản nhiên trước lời đe dọa tấn công từ Triều Tiên. Thậm chí người dân và du khách tại đây vẫn bình thản tiếp tục cuộc sống thường nhật với lướt sóng, tắm biển và dạo chơi.

Anh Tuấn/Báo Tin Tức
 Điều gì xảy ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công hạt nhân Triều Tiên?
Điều gì xảy ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công hạt nhân Triều Tiên?

Tính đến hiện tại, kịch bản chiến tranh giữa Mỹ và Triều Triên là khó có thể xảy ra dù Bình Nhưỡng nói đã lên kế hoạch tấn công Guam bằng tên lửa đạn đạo, còn người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố vũ khí Mỹ đã "khóa mục tiêu". Nhưng cuối cùng, nếu Tổng thống Mỹ ra lệnh tấn công hạt nhân thì quy trình biến mệnh lệnh thành hành động sẽ vận hành như thế nào và nó có đầy đủ các bước kiểm tra để tránh sai lầm đắt giá hay không?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN