Vấn đề thanh tra xăng dầu được nhiều đại biểu chất vấn, tranh luận

Trong phần chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề Thanh tra, bên cạnh nội dung về thanh tra, kiểm tra và vấn đề đạo đức công vụ của thanh tra viên, các đại biểu liên tiếp đăt câu hỏi và tranh luận về thanh tra thị trường xăng dầu - một vấn đề đang hết sức bức thiết, được cử tri đặc biệt quan tâm.

11:30 Ngày 05/11/2022

Quốc hội nghỉ

Chú thích ảnh
11:27 Ngày 05/11/2022

Biện pháp lâu dài để xây dựng lực lượng thanh tra liêm chính?

Các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi trực tiếp với Tổng Thanh tra Chính phủ về các vấn đề đạo đức của cán bộ thanh tra. Trong đó có câu hỏi về biện pháp lâu dài để xây dựng lực lượng thanh tra liêm chính.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (ĐBQH tỉnh Quảng Trị):

Thời gian qua, có những cuộc thanh tra kéo dài quá quy định, thậm chí trên 5 năm, vậy, nguyên nhân là do không kết luận được hay có lý do nào khác? Liệu có tiêu cực trong các cuộc thanh tra treo này không? Tôi đề nghị trong báo cáo hàng năm, ngành than tra cần có báo cáo tiến độ của các cuộc thanh tra này, coi đây là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ngành Thanh tra.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Quang Huân đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (ĐBQH tỉnh Bình Dương):

Thời gian qua, có nhiều cán bộ thanh tra mắc sai phạm, về lâu dài, để xây dựng lực lượng thanh tra liêm chính, liệu có cần các giải pháp như xây dựng bộ quy tắc về liêm chính để cán bộ thanh tra tuân thủ hay không? Ngành thanh tra đã có những tiêu chí như vậy chưa, nếu chưa thì ngành Thanh tra có định xây dựng trong tương lai không?

Chú thích ảnh
Đại biểu Phạm Văn Hòa (ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (ĐBQH tỉnh Đồng Tháp):

Thời gian qua, có nhiều cuộc thanh tra với kết luận thanh tra nhẹ nhàng, khi có tố cáo mới tái thanh tra thì phát hiện tiêu cực, có hiện tượng giơ cao đánh khẽ. Nhiều vụ do báo chí phát hiện mà thanh tra không phát hiện; nhiều vụ công an phát hiện truy cứu trách nhiệm nhưng chưa có thanh tra, kết luận đến nơi đến chốn. Xin Tổng Thanh tra cho biết nguyên nhân vì sao?

Về tình trạng cống tham nhũng, tiêu cực đã thu hồi được nhiều tài sản tham nhũng nhưng chưa đạt kỳ vọng của người dân, thời gian tới cần giải pháp nào?

Chú thích ảnh
Đại biểu Lê Minh Nam (ĐBQH tỉnh Hậu Giang) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đại biểu Lê Minh Nam (ĐBQH tỉnh Hậu Giang):

Vừa qua, số vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai lớn, thất thoát tài sản của nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân. Một số cán bộ phụ trách lĩnh vực này bị xử lý hình sự. Từ đây cho thấy trách nhiệm ngành Thanh tra trong lĩnh vực này như thế nào?. Đề nghị Thanh tra Chính phủ có giải pháp gì trong thời gian tới?

Chú thích ảnh
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (ĐBQH tỉnh Nam Định) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (ĐBQH tỉnh Nam Định):

Thời gian qua, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu trong thực thi công vụ, nhiều người bị gây khó dễ, thậm chí phải dùng phí bôi trơn giải quyết khiến người dân bức xúc. Tổng Thanh tra có đánh giá như thế nào về lĩnh vực này, lĩnh vực nào bị gây nhũng nhiều nhất?

11:20 Ngày 05/11/2022

Cơ chế thanh tra để thanh tra lại hoạt động của đoàn giám sát

ĐBQH Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) chất vấn:

Trong các đoàn thanh tra đã có chuyện phát sinh tiêu cực, vậy cơ chế thanh tra để thanh tra lại hoạt động của đoàn giám sát như thế nào, trong tình huống phát hiện tiêu cực, cơ chế thanh tra lại cụ thể như thế nào?

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời:

Cơ chế thanh tra lại hoạt động thanh tra để tìm ra những tiêu cực, tham nhũng, trong Luật hiện chưa quy định cụ thể. Thực tế, một số vụ việc báo cáo Thủ tướng đã giao lại thanh tra lại, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra lại kết quả, chứ không phải thanh tra lại hoạt động phòng chống tham nhũng, tiêu cực của thanh tra.

Để khắc phục tình trạng trên, năm 2019 Thanh tra Chính phủ đã ban hành các Thông tư và Chỉ thị chấn chỉnh các hoạt động thanh tra; đây cũng là giải pháp để phòng ngừa ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng.

Thời gian qua, dư luận đã có những phản ánh về việc có những biểu hiện, dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, rất mong các đại biểu và cử tri phản ánh lại.

11:18 Ngày 05/11/2022

Những gì xử lý được về mặt kinh tế thì xử kinh tế, không hình sự hóa

Chú thích ảnh
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (ĐBQH tỉnh Quảng Trị) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (ĐBQH tỉnh Quảng Trị) chất vấn:

Với các vụ việc về kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng nên chuyển xử lý hình sang dân sự sẽ thu hồi được nhiều tài sản đó hơn. Xin hỏi Tổng Thanh tra Chính phủ có tán thành quan điểm đó không? Nếu tán thành thì sẽ có giải pháp gì sắp tới, nếu không tán thành thì có giải pháp nào tốt hơn không?

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời:

Theo quan điểm của chúng tôi, những gì xử lý được về mặt kinh tế thì xử kinh tế, không hình sự hóa. Với các vụ việc có sai phạm, khi bàn với bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, chúng tôi phân thành 2 dạng gồm: Các vụ việc liên quan đến dự án đầu tư, đất đai mà mới cơ bản thực hiện phần nhỏ mà cán bộ đã bị xử lý thì thanh tra sẽ yêu cầu tiếp tục thực hiện theo kết luận thanh tra. Với nhiều trường hợp khó phân định giữa vi phạm hình sự hay kinh tế thì ưu tiên xử lý kinh tế, trong thời hạn nhất đinh, sau thời hạn cho phép nếu không thực hiện sẽ chuyển cơ quan điều tra.

11:10 Ngày 05/11/2022

Có quy định cụ thể hơn về thời hạn thanh tra

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Tổng Thanh tra Chính phủ giải đáp các chất vấn của đại biểu Quốc hội:

Về giải pháp với tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra, ngay trong dự thảo Luật về thanh tra sửa đổi đang trình Quốc hội dự thảo thời hạn báo cáo kết quả thanh tra với cuộc thanh tra lớn, phức tạp từ 15-30 ngày; trước quy định là 15 ngày. Trong dự thảo quy định cụ thể hóa thời hạn.

Dự thảo báo cáo kết quả thanh tra với cơ quan nhà nước, dự thảo kết quả thanh tra xin ý kiến cơ quan Nhà nước thì việc sửa đổi thì việc báo cáo chỉ 1 trong 3 trường hợp là: liên quan đến quốc phòng an ninh; do Ủy ban phòng chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo; yêu cầu thực tế lãnh đạo mà cơ quan quản lý yêu cầu báo cáo.

Trong vòng 30 ngày thì cơ quan quản lý Nhà nước có ý kiến và nếu không có ý kiến thì trong 30 ngày sẽ ban hành kết luận thanh tra.

Những hành vi như nhận tiền, quà… là nghiêm cấm. Mong người dân tham gia giám sát phản ánh nếu phát hiện hành vi sai phạm.

Về cơ chế giám sát đoàn thanh tra thì hiện nay như quy định hiện hành, đoàn thanh tra có quyết định thanh tra và tổ giám sát đoàn thanh tra và giám sát thành viên đoàn thanh tra. Người giám sát và tổ giám sát chịu trách nhiệm tương đồng.

Về thu hồi tài sản sau thanh tra, thực trạng thu hồi vẫn còn chưa cao và kéo dài và thực hiện khó khăn. Về giải pháp, ngành thanh tra hoàn thiện thể chế và chế tài xử phạt sau thanh tra có hiệu lực.

11:07 Ngày 05/11/2022

Khắc phục chậm ban hành kết luận thanh tra như thế nào

Chú thích ảnh
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) chất vấn: Có ý kiến cho rằng, các cơ quan thanh tra còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp. Ví dụ như về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, kinh phí... Cho nên điều này không đảm bảo được tính độc lập của cơ quan thanh tra cũng như người đứng đầu của cơ quan thanh tra. Tổng Thanh tra cho biết giải pháp khắc phục? Cơ chế của Thanh tra Chính phủ thanh tra, giám sát, đoàn thanh tra như thế nào?

Chú thích ảnh
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) chất vấn: Một số đại biểu Quốc hội đã phản ánh về việc chậm ban hành kết luận thanh tra và lo ngại việc chậm ban hành kết luận này có thể sẽ tác động và ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận thanh tra. Những giải pháp nào Thanh tra Chính phủ đã và sẽ triển khai để bảo đảm hoạt động thanh tra về việc ban hành kết luận thanh tra được đúng thời hạn theo quy định của pháp luật?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Tâm Hùng đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chất vấn: Hiện còn tình trạng chưa thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra, có trường hợp tẩu tán tài sản của nghi phạm dẫn đến không thu hồi được tài sản. Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết nguyên nhân, giải pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết có hiệu quả vấn đề này?

11:02 Ngày 05/11/2022

Dùng văn bản nào để điều chỉnh hoạt động kiểm tra?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Phạm Trọng Nghĩa tham gia tranh luận tại phiên chất vấn. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (ĐBQH Lạng Sơn) đặt câu hỏi:
Chúng tôi đánh giá cao vai trò quá trình vừa rồi của Thanh tra Chính phủ trong quá trình xem xét dự án Luật Thanh tra.

Như đại biểu Lưu Quang Mạc vừa nêu thì trong tổng số hơn 2,3 triệu các cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước tiến hành từ năm 2011 đến nay thì cuộc thanh tra chiếm 10%, còn 90% là kiểm tra. Như vậy, chúng ta tiếp tục hoàn thiện Luật Thanh tra thì cũng chỉ điều chỉnh được 10% số lượng này. Đại biểu có nêu, vậy cơ sở pháp lý nào điều chỉnh các hoạt động kiểm tra. Thanh tra thì quy định rất chặt chẽ điều kiện người thanh tra, căn cứ, về quy trình thanh tra và hậu quả pháp lý của hoạt động thanh tra. Còn với hoạt động kiểm tra thì chỉ có một số luật chuyên ngành quy định về kiểm tra, chưa có quy định chung về hoạt động kiểm tra.

Vì vậy, theo báo cáo của VCCI cũng như các phương tiện thông tin đại chúng có tình trạng cơ quan nhà nước dùng hoạt động kiểm tra để tiếp cận doanh nghiệp, có trường hợp lợi dụng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp và người dân. Tổng Thanh tra cũng có báo cáo là sẽ tách bạch giữa thanh tra và kiểm tra và hoàn thiện Luật Thanh tra chưa đưa kiểm tra vào. Vậy nội dung kiểm tra này dùng văn bản nào để điều chỉnh hoạt động kiểm tra?

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời câu hỏi của Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa:

Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi muốn tách bạch thanh tra độc lập, không đưa hoạt động kiểm tra vào. Chính vì vậy, trong thời gian qua, khi báo cáo các cuộc thanh tra, kiểm tra thì lại gộp lại. Nhưng thực chất chủ yếu là kiểm tra. Theo dự thảo Luật có 1 điều khoản nói rõ về quy trình, trình tự thủ tục và được quy định riêng cho hai hoạt động thanh tra: Hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Tôi xin phép không nói ở đây.

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Riêng quy trình kiểm tra, đúng như Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã nói, đây là hoạt động thường xuyên theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan Quản lý nhà nước. Thủ tục đơn giản hơn, không theo trình tự, thủ tục của Thanh tra. Thông thường, theo đặc thù của từng lĩnh vực, từng ngành có hướng dẫn theo trình tự hướng dẫn kiểm tra và không nằm trong Luật Thanh tra.

Chính vì vậy, tới đây, khi Luật Thanh tra sửa đổi được Quốc hội thông qua, hoạt động thanh tra, kiểm toán có cơ hội để giải quyết sự chồng chéo tốt hơn. Về kiểm tra, số lượng rất lớn, với trách nhiệm quản lý Nhà nước sẽ tham mưu với Chính phủ để có chỉ đạo cụ thể để khắc phục tình trạng này.

10:57 Ngày 05/11/2022

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) tranh luận về thanh tra xăng dầu

Chú thích ảnh
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (ĐBQH TP Hà Nội) tranh luận về thanh tra xăng dầu.

Tôi đánh giá cao sự nỗ lực của Bộ Công thương trong khắc phục tình trạng rối loạn xăng dầu ở Việt Nam. Nhưng rõ ràng đang bị hỗn loạn.

Hôm nay tôi tiếp thu ý kiến của các cử tri, mong Bộ trưởng xem xét. Theo Nghị định 95 năm 2021, giá xăng dầu điều hành hiện nay lấy giá bình quân của thế giới của 10 ngày trước để tính giá trong nước 10 ngày sau. Như vậy, giá bình quân trong nước chênh lệch, tăng, giảm so với giá thế giới 20 ngày. Có thể năm 2021 phù hợp, năm nay không phù hợp nữa. Mong Bộ xem xét.

Về cấp các loại giấy phép thì Bộ Công thương đã cấp phép tràn la, quá nhiều đến 36 đầu mối và hơn 330 thương nhân phân phối xăng đầu. Trong khi Nhật Bản chỉ 5 đầu mối, Trung Quốc 4 - 6 đầu mối. Điều đó dẫn đến hệ luỵ khó quản lý. Rất mong Bộ trưởng xem xét.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời:

Chúng tôi đang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đúng là Nghị định 95 quy định 15 ngày/lần điều chỉnh giá xăng đầu. Đánh giá bình quân 10 ngày trước so với thế giới, đấy là việc bình thường và đúng thời điểm ban hành Nghị định 83.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Trong ngày 28/10, tôi phát biểu thảo luận. Vì Thị trường xăng dầu rất dị biệt, rõ ràng bộc lộ những khiếm khuyết trong quy định hiện hành. Chính phủ nhận thấy điều này và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu sửa Nghị định 95 cho phù hợp với thực tiễn.

Chúng tôi cũng phải báo cáo, thế giới thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Cho nên, chúng ta có cố gắng đến đâu thì bao giờ quy định pháp luật có độ trễ so với thực tiễn. Tới đây, được Chính phủ và các cấp có thẩm quyền giao thì Bộ sẽ phối hợp với Bộ, ngành sửa Nghị định sát hơn với tình hình.

Có ý kiến cho rằng, Bộ Công thương cấp phép tràn lan. Tôi báo cáo như sau, quy định của Nghị định 93 và 95 là thế, chúng ta đã thực hiện cấp phép trong những năm vừa qua. Từ khi tôi về (Bộ) đến giờ, tôi là người đưa ra trong ban cán sự và lãnh đạo Bộ là thống nhất không cấp thêm, chỉ cấp đổi giấy phép. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chứng minh đủ điều kiện, đặt lên bàn lãnh đạo Bộ hàng chục hồ sơ như thế.

Hệ thống kinh doanh xăng dầu qua nhiều tầng, nấc như thế này là rất rối trong những tình huống như thế này. Đặc biệt, nhiều tầng nấc nhiều thì tăng chi phí, cộng vào giá bán lẻ thôi. Cho nên, trong hướng dẫn tới, có lẽ phải sắp xếp lại hệ thống. Từ doanh nghiệp đầu mối, không cần quá nhiều thương nhân phân phối đến đại lý và bán lẻ, thì sẽ giảm được cầu nấc.

Việc điều hành theo ngày là hướng chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi sẽ nghiên cứu làm sao chỉ đạo sát hơn với tình hình. Nếu 10 ngày không phù hợp thì phải rút xuống 5 ngày. Thậm chí, lấy ý kiến rộng rãi và đối tượng tác động thì thấy rằng điều chỉnh theo ngày là ý kiến đa số thì chúng tôi nghiên cứu để tham mưu cho các cấp có thẩm quyền.

10:50 Ngày 05/11/2022

Mỗi năm Thanh tra Chính phủ tiến hành 15 đến 16 cuộc thanh tra

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Liên quan đến việc, xử lý thu hồi tài sản tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết đây là vấn đề khó, nhất là tài sản kinh tế. Vấn đề này Ban Bí thư đã có Chỉ thị 04, do đó, kết quả 9 tháng thu hồi tài sản tham nhũng của năm 2022 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2021.

Trong thời gian tới, ngoài việc thực hiện tốt Chỉ thị 04, đề nghị các cơ quan sửa đổi bổ sung quy định thu hồi tài sản, giải quyết bất cập, đảm bảo tính đồng bộ để công tác thu hồi hiệu quả.  

Về giải pháp, cần hoàn thiện cơ chế thu hồi, tăng cường xử lý sau thanh tra và thi hành án, khi phát hiện dấu hiệu tội phạm phải xử lý ngay, tránh tẩu tán, thất thoát tài sản. Trong giải quyết, thu hồi tài sản có yếu tố nước ngoài cần có hợp tác quốc tế về vấn đề này.  

Liên quan đến hoạt động kiểm tra, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, thời gian qua có thực hiện nguyên tắc từng bước tách bạch hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra, nâng cao tính độc lập, tính pháp lý để thanh tra hiệu quả hơn..  

Về việc hạn chế số lượng thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng trong việc tham mưu thủ trưởng quyết định định hướng chương trình thanh tra hàng năm, cần lưu ý hạn chế số lượng thanh tra để đảm bảo chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm.  

Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, mỗi năm Thanh tra Chính phủ tiến hành 15- 16 cuộc thanh tra, nên hiệu quả của công tác này sẽ phụ thuộc vào các cơ quan thanh tra của các bộ, ngành. Giải pháp mấu chốt cho vấn đề này vẫn là nâng cao hiệu quả, chất lượng thực chất của các cuộc thanh tra.

10:44 Ngày 05/11/2022

Bộ trưởng Bộ Công Thương đăng đàn

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Sau phần trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đăng đàn trả lời chất vấn về vấn đề xăng dầu đang rất được cử tri quan tâm. Các đại biểu cũng liên tục đặt thêm câu hỏi và tranh luận cùng Bộ trưởng về nội dung này.

Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời:

Vấn đề xăng dầu, tôi đã có dịp báo cáo Quốc hội trong phiên thảo luận kinh tế xã hội ngày 28/10 và trong phiên đó thì chúng tôi đã báo cáo rất đầy đủ, nhận định tình hình, nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

Có thể nói nguyên nhân, giải pháp đến giờ này thì vẫn còn nguyên giá trị như chúng tôi đã báo cáo.

Tuy nhiên, mấy ngày qua thì chúng ta cũng thấy là tình hình xăng dầu trên toàn thế giới, trong lúc chúng ta thì lại tiếp tục có những diễn biến mới. Cụ thể, nguồn cung cho xăng dầu của thế giới ngày càng khan hiếm. Bởi những ngày qua, Châu Âu và các nền kinh tế lớn gia tăng thu mua lượng dầu hiện có từ các nguồn cung chính là OPEC+ và Nga, bởi vì sát đến ngày 25/11 là ngày phương Tây áp lệnh trừng phạt lần thứ 80 và cấm tuyệt đối việc mua bán xăng dầu của Nga đối với những nước mà thuộc điều chỉnh của phương Tây.

Thứ hai, tỷ giá ngoại tệ mạnh để có thể nhập khẩu được lượng xăng dầu này như là đô la Mỹ và Euro thì liên tục thay đổi về tỷ giá, đều tăng 0,75 điểm phần trăm trong tuần qua và dự báo là có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong một vài tuần tới, lên tới ngưỡng khoảng 4,25 % đối với đồng đô la và trên dưới 5% với đồng EURO thì đây là những khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Thứ ba, việc tiếp cận vốn, ngoại tệ để được bảo lãnh nhập, hỗ trợ thanh toán của các doanh nghiệp đầu mối và phân phối cũng còn khó khăn. Bởi nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện cho vay và bảo lãnh của các ngân hàng của chúng ta.

Do đó, tình trạng đứt gãy cục bộ nguồn cung trong hệ thống tiếp tục diễn ra thêm ở một số nơi, nhất là những thành phố lớn, tập trung đông dân cư.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chức năng vào cuộc và đến giờ này thì mỗi ngành chức năng thì đều đã và đang làm tốt hơn cái chức trách, nhiệm vụ của mình. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng, từ Bộ Công thương cho đến Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngành chức năng thì đã phối hợp hiệu quả hơn.

Chiều 4/11, Bộ Tài chính đã chính thức có dự kiến phương án điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam để lấy ý kiến của Bộ Công thương. Cũng ngay trong chiều 4/11, Bộ Công thương đã có ý kiến đồng thuận với Bộ Tài chính và như vậy nếu không có gì thay đổi lớn thì trong kỳ điều hành ngày 11/11 này những chi phí phát sinh sẽ được cập nhật và đây cũng là tháo gỡ tương đối tốt.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo cụ thể cho các ngân hàng thương mại đã xem xét, giải quyết một cách cụ thể đối với những doanh nghiệp đang khó khăn trong việc tiếp cận vốn và bảo lãnh cho việc thanh toán.

Mặt khác, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trong cả nước phối hợp với cơ quan chức năng tại địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý theo quy định hiện hành và có những hình phạt bổ sung thì sẽ nghiên cứu để áp dụng vào thời điểm phù hợp.

Đồng thời, chúng tôi cũng có văn bản đề nghị chính quyền các địa phương tăng cường quản lý nhà nước theo thẩm quyền và phối hợp với Bộ Công thương cũng như các bộ, ngành để giải quyết một cách dứt điểm.

Hy vọng rằng là những cái nỗ lực như chúng tôi vừa báo cáo thì trong những ngày tới thì tình hình xăng dầu thời gian tới sẽ được giải quyết.

Tuy nhiên, tôi cũng xin được báo cáo thêm, thị trường xăng dầu thế giới ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta. Tôi xin nói rõ, xăng dầu chúng ta sản xuất trong nước đạt khoảng 80 % nhu cầu. Tuy nhiên, trong 80 % ấy thì một nửa, thậm chí là già nửa lượng dầu thô chúng ta vẫn phải nhập từ từ thế giới, cho nên là thị trường thế giới thế nào thì sẽ tác động vào thị trường trong nước như thế.

Thứ hai, chúng ta còn khoảng trên dưới 20% xăng dầu thành phẩm nhập từ nước ngoài cho nên cũng bị ảnh hưởng. Đến giờ này, sản lượng sản xuất ở trong nước cũng như số lượng nhập từ nước ngoài đã đạt 86 % kế hoạch của cả năm. Cả năm chúng ta cần khoảng 18 -19.000 khối và chúng ta đã đạt được 86 %. Như vậy, khẳng định là các doanh nghiệp ở dự trữ thương mại hoàn toàn đảm theo kế hoạch.

Một ý nữa là dự kiến đầu năm chúng ta tăng trưởng có 6,5 %, đến bây giờ chúng ta dự báo là tăng trưởng 8 % thì nhu cầu tăng thêm đối với lượng xăng dầu cũng là rất lớn. Tuy vậy, Bộ Công thương đã chủ trì, phối hợp với lại các bộ, ngành, đã xây dựng tăng thêm 20 % cái sản lượng bình quân của hàng năm. Như vậy là chúng ta sẽ có lượng xăng dầu trong nước khoảng 21 triệu tấn để đủ đáp ứng cho nhu cầu trong nước.

10:39 Ngày 05/11/2022

Các đại biểu đặt nhiều câu hỏi chất vấn liên quan tới hoạt động thanh tra

ĐBQH Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) chất vấn:

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 9/2022 đã triển khai hơn 2,3 triệu cuộc thanh tra và kiểm tra chuyên ngành. Tài liệu của Quốc hội cho thấy, trong số này đã có 90% là các cuộc kiểm tra chỉ 10% là thanh tra. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp phản ánh thực trạng một số cách tiếp cận doanh nghiệp nhưng không gọi lại thanh tra mà gọi lại kiểm tra. Hoạt động kiểm tra hiện nay không có quy định pháp luật cụ thể hoặc có quy định nhưng vẫn chung chung, không minh bạch dẫn tới nguy cơ bị lạm dụng rất cao. Nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung quy định về kiểm tra vào Luật. Xin Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết quan điểm và giải pháp cho vấn đề này.

ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Vũng Tàu) tranh luận:

Thời gian qua, Tổng Thanh tra Chính phủ đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chất lượng một số cuộc thanh tra chưa đảm bảo yêu cầu là kết luận thanh tra còn chậm, còn chồng chéo giữa kiểm toán, kiểm tra. Tôi cho rằng nguyên nhân Tổng thanh tra đã nêu trong báo cáo cũng như đã giải trình, trả lời vẫn còn thiếu một nội dung rất quan trọng, đó là số lượng tổ chức thanh tra, kiểm tra quá nhiều, bình quân mỗi ngày có 608 cuộc thanh tra, kiểm tra. Vấn đề này khiến các địa phương, các cơ quan rất bức xúc. Thanh tra, kiểm tra rất nhiều nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kết luận của thanh tra, của ngành thanh tra. Tôi đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ phải quan tâm, có các giải pháp để khắc phục, làm sao nâng cao được cái chất lượng các cái cuộc thanh tra, kiểm tra cũng như thực hiện tốt đối với kết luận thanh tra, phải đảm bảo được thời gian yêu cầu đã đề ra.

10:34 Ngày 05/11/2022

Đánh giá hiệu quả của thanh tra đột xuất

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu Nghệ An về việc thanh tra đột xuất, đánh giá hiệu quả thế nào?

Thanh tra đột xuất là những cuộc thanh tra do Ban chỉ đạo và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nên hiệu lực, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao hơn, đặc biệt đối với thanh tra Chính phủ thì bản thân tôi có những cuộc thanh tra như cuộc thanh tra về COVID, thanh tra về bảo hiểm y tế là theo ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo theo dõi là tôi trực tiếp hàng tuần phải nghe cùng với Phó tổng đoàn thanh tra báo cáo khi đã kết thúc thanh tra trực tiếp, hiệu lực hiệu quả thường tốt hơn.

10:33 Ngày 05/11/2022

Trách nhiệm nêu gương trong đạo đức công vụ, tránh lạm dụng quyền lực của Thanh tra Chính phủ

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu về trách nhiệm nêu gương trong đạo đức công vụ, tránh lạm dụng quyền lực của Thanh tra Chính phủ:

Bản thân tôi luôn luôn có tinh thần thực hiện trách nhiệm theo tất cả các chủ trương, đường lối, quan điểm mà Đảng và Nhà nước quy định. Thứ hai nữa là gương mẫu từ lãnh đạo, chỉ đạo, từ việc trực tiếp thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi xem xét các vấn đề trọng trách. Thứ ba, đối với phòng, chống tham nhũng thì luôn lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu cán bộ, Đảng viên, nhất là đối với cán bộ, Đảng viên làm trực tiếp công tác thanh tra phải thực hiện đầy đủ những điều Đảng viên không được làm và quy định của Nghị quyết 45, tới đây là quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động thanh tra và làm tất cả những gì để có thể làm gương và tạo khí thế, động lực để cho cho cán bộ trong ngành nói chung cũng như thanh tra Chính phủ nói.

Về ý kiến đạo đức công vụ của đại biểu Tiến ở Vĩnh Phúc, có thể nói là cán bộ Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra nói chung đã cơ bản và thực hiện các quy định về đạo đức công vụ của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và đặc biệt là vụ việc xảy ra của Thanh tra Bộ Bộ Xây dựng tại Vĩnh Phúc và của một số cái vụ việc thanh tra Chính phủ nhiều năm trước.

Ngoài ra, trong dư luận cũng có đánh giá cán bộ thanh tra nói chung và thanh tra Chính phủ nói riêng vẫn còn những cái phiền hà hoặc là gây nhũng nhiễu chưa đúng theo quy định của nhà nước để vụ lợi cá nhân.

Đặc biệt, vừa qua, ý kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có nói là cán bộ thanh tra hiện nay rất dễ dãi, giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra, chính vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục tiếp thu ý kiến đánh giá đó để sửa đổi một số quy định chặt chẽ hơn.

10:31 Ngày 05/11/2022

Về việc xác định lại và thu hồi đất theo kết luận thanh tra, kiểm tra bản án

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội):

Thứ nhất, về vướng mắc trong quá trình xác định lại giá đất theo kết luận thanh tra không qua thực hiện kết luận thanh tra, đặc biệt là dự án không đấu thầu, đấu giá, trong thời gian vừa qua thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra bản án có rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Khó khăn nổi bật nhất mà rất nhiều nơi xảy ra, đặc biệt là trên đăng trên mạng thì có 3 Bí thư tỉnh ủy băn khoăn về việc xác định lại và thu hồi đất theo kết luận thanh tra, kiểm tra bản án.

Về việc này, vừa qua Chính phủ và Ban cán sự Đảng Chính phủ đã giao cho Thủ tướng và Thủ tướng đã ra quyết định của Tổ công tác Thủ tướng để giải quyết khó khăn tổng thể về thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra bản án. Việc thực hiện xác định lại giá đất căn cứ pháp lý hiện nay là căn cứ vào Thông tư 145 của Bộ Tài chính và 36 của Bộ Tài nguyên nhưng trong quá trình thực hiện thì có khó khăn.

Do vậy, để giải quyết vấn đề này, theo như Quyết định 153 của Thủ tướng đó là phương án tháo gỡ khó khăn liên quan đến dự án đất đai trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra bản án thì thứ nhất các địa phương khó khăn, vướng mắc thì phải báo cáo với Chính phủ, Chính phủ sẽ giao cho các bộ, ngành, địa phương qua Bộ, ngành liên quan sẽ rà soát và báo cáo với lại Ban cán sự Đảng, Chính phủ.

Trên cơ sở đó, Ban cán sự Đảng, Chính phủ sẽ trình với Bộ Chính trị để xin ý kiến chỉ đạo và trên cơ sở có ý kiến chủ trương Bộ Chính trị thì sẽ trình với Quốc hội ban hành nghị quyết đặc thù để giải quyết các vấn đề khó khăn khi thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra bản án trong đó nó có nội dung về xác định giá đất, loại giá trị.

10:27 Ngày 05/11/2022

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời câu hỏi của đại biểu về đạo đức công vụ của đội ngũ thanh tra

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. 

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời câu hỏi của Đại biểu Trần Quang Minh (ĐBQH Quảng Bình):

Về quan tâm chất lượng đội ngũ đạo đức công vụ. Trong thời gian qua, cơ bản thanh tra chấp hành quy định của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, có một số trường hợp chưa chấp hành, điển hình như vụ thanh tra sự cố ở Vĩnh Phúc.

Tôi được biết cách đây gần 20 năm, nhiều vụ việc vi phạm đạo đức công vụ và hận hối lộ và xử lý pháp luật, hình sự. Thanh tra có nhiều giải pháp nâng chất lượng đạo đức công vụ cán bộ ngành thanh tra, như ban hành 5 chuẩn mực đạo đức, văn hoá công sở.

Đặc biệt, tháng 7 vừa qua, trên cơ sở giám sát của Uỷ ban kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 45 của Ban Cán sự Đảng, Chính phủ. Trong đó, quy định nâng cao chất lượng và kết luận thanh tra. Đặc biệt quy định những điều nghiêm cấm cán bộ thanh tra không được làm: Không được nhận tiền quà của đối tượng thanh tra và không được giao lưu dưới bất cứ hình thức nào với đối tượng thanh tra, không được bỏ lọt, sót những vi phạm và phải chuyển cơ quan điều tra.

Nhân buổi chất vấn, mong đại biểu Quốc hội cũng như cử tri của cả nước giúp cho ngành thanh tra giám sát với cán bộ ngành thanh tra khi làm việc với các Bộ, ngành đại phương. Nếu phát hiện những sai phạm theo điều cấm, chúng tôi xử lý theo quy định.

Ngay trong vài tuần tới sẽ ban hành một quy chế tổ chức hoạt động của đoàn thanh tra, tương tự như quy chế kiểm tra giám sát của Uỷ ban kiểm tra Trung ương năm 2021 đề cao trách nhiệm và ngăn chặn những sai phạm về đạo đức công vụ của đoàn thanh tra.

Về tại sao Thanh tra Chính phủ có 408 người lại có hơn 200 người trực tiếp làm công tác thanh tra.

Trong cơ cấu, bộ máy Thanh tra Chính phủ có 4 cục làm nhiệm vụ thanh tra trực tiếp. Cán bộ làm thanh tra trực tiếp là hơn 200, còn lại là cơ quan tham mưu như: Văn phòng, Vụ Kế hoạch Tổng hợp, Vụ Tổ chức cán bộ… Chúng tôi đã tính toán lượng này rất chính xác trong báo cáo.

Về ý kiến phân cấp, phân quyền cho các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ, tôi đã nói rồi.

Về phòng chống tham nhũng trong các đoàn thanh tra, chúng tôi đã nói về các giải pháp liên quan đến đạo đức công vụ.

10:20 Ngày 05/11/2022

Các đại biểu chất vấn về đạo đức công vụ và trách nhiệm nêu gương

Chú thích ảnh
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (ĐBQH TP Hà Nội) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (ĐBQH TP Hà Nội):

Trách nhiệm nêu gương là một trong những yếu tố hàng đầu để chúng ta có thể xử lý và thực sự hiệu quả trong kiểm soát quyền lực, tránh lạm quyền trong thực thi công vụ. Với trách nhiệm của mình là người đứng đầu, Tổng Thanh tra Chính phủ đã triển khai những nội dung gì liên quan đến trách nhiệm nêu gương của mình trong hệ thống thanh tra?

Câu hỏi thứ hai, hiện có rất nhiều vướng mắc trong xác định giá đất, đặc biệt là đối với những dự án mà theo kết luận của Thanh tra là phải tính lại tiền đất do không thông qua hoạt động đấu thầu, đấu giá. Với những khó khăn, vướng mắc hiện nay, Tổng thanh tra cho biết hướng xử lý như thế nào?

Chú thích ảnh
Đại biểu Trần Văn Tiến (ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đại biểu Trần Văn Tiến (ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc):

Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm đạo đức công vụ đã xảy ra, vậy Tổng Thanh tra đánh giá như thế nào về các sự việc này và giải pháp như thế nào trong thời gian tới?

Tổng Thanh tra đánh giá như thế nào về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán với chính quyền các cấp? Theo phản ánh, có quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát đến làm việc làm ảnh hưởng đến công tác điều hành, chỉ đạo của chính quyền. Cần có giải pháp trong thời gian tới?

Chú thích ảnh
Đại biểu Trần Nhật Minh (ĐBQH tỉnh Nghệ An) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đại biểu Trần Nhật Minh (ĐBQH tỉnh Nghệ An):

Căn cứ vào chỉ đạo và Thanh tra Chính phủ đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra đột xuất, phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ đánh giá về hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra đột xuất trong thời gian qua; đối với việc kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các giải pháp của ngành thanh tra trong thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất trong thời gian tới để vừa góp phần vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhưng vẫn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các đối tượng bị thanh tra.

10:18 Ngày 05/11/2022

Thanh tra kinh doanh xăng dầu để góp phần cùng Bộ Công thương bình ổn thị trường xăng dầu

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Lê Hoàng Anh đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ:

Ngân sách Nhà nước đã bảo đảm cho các hoạt động của thanh tra và thanh tra được trích một phần số tiền từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp ngân sách Nhà nước. Theo số liệu của Thư viện Quốc hội cung cấp từ nguồn của Bộ Tài chính cho biết, cơ quan Thanh tra Chính phủ trong năm năm vừa qua 2016 đến 2020 đã được thụ hưởng 388.000 triệu đồng.

Đề nghị Thanh tra Chính phủ cho biết việc đã bao giờ thanh tra việc sử dụng nguồn kinh phí này chưa? Đồng thời đánh giá việc trích lập, sử dụng kinh phí này như thế nào?

Bên cạnh đó,  hiện nay nhiều cây xăng ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh không bán hoặc bán rất ít, giới hạn chỉ 500.000 đến 600.000 đối với một ô tô đã gây bức xúc cho người dân. Đề nghị Thanh tra Chính phủ cho biết đã chỉ đạo thanh tra đột xuất việc cung ứng xăng dầu tại hai thành phố này chưa? Câu hỏi này cũng xin được chuyển  đến Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Trong phần trả lời chất vấn, Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định: Thanh tra Chính phủ sẽ tăng cường thanh tra trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, để góp phần cùng Bộ Công thương bình ổn thị trường xăng dầu.

10:17 Ngày 05/11/2022

Đã bao giờ thanh tra việc sử dụng số tiền từ các khoản thu hồi sau thanh tra?

Đại biểu Lê Hoàng Anh (ĐBQH Gia Lai) chất vấn::

Ngân sách nhà nước đảm bảo cho hoạt động thanh tra và thanh tra lại được trích một phần số tiền từ các khoản thu hồi, phát hiện qua thanh tra sau khi nộp ngân sách nhà nước. Theo số liệu của Thư viện Quốc hội cung cấp từ nguồn của Bộ Tài chính cho biết, cơ quan thanh tra Chính phủ trong 5 năm vừa qua (2016 - 2020) đã được thụ hưởng 388.000 triệu đồng. Xin Thanh tra Chính phủ cho biết, đã bao giờ thanh tra việc sử dụng kinh phí này chưa? Đánh giá trích luật sử dụng kinh phí này.

10:14 Ngày 05/11/2022

Đại biểu Trần Quang Minh (ĐBQH Quảng Bình) tranh luận

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Trần Quang Minh tham gia tranh luận tại phiên chất vấn. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Tổng Thanh tra Chính phủ đã trả lời về kết quả thanh tra. Tuy nhiên, câu hỏi của tôi có 3 ý, trong đó có 1 ý Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị trao đổi thêm, đó là Tổng thanh tra cho biết thêm về quan điểm nhìn nhận đánh giá của mình về số lượng, chất lượng, đạo đức công vụ của đội ngũ làm công tác thanh tra trong cả nước hiện nay. Vì Tổng Thanh tra chưa trả lời.

Bên cạnh đó, còn 2 ý là tại sao có thực trạng Thanh tra Chính phủ có 408 cán bộ, công chức nhưng trong đó có hơn 200 cán bộ thanh tra trực tiếp làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng. Giải pháp tháo gỡ vấn đề này trong thời gian tới như thế nào? Đề nghị Tổng Thanh tra cho biết thêm.

10:13 Ngày 05/11/2022

Vì sao mới chỉ chú trọng thu hồi tiền sau thanh tra?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (ĐBQH Hải Dương) chất vấn:

Việc thực hiện kết luận sau thanh tra, bao gồm các nội dung: Thu hồi tiền, xử lý về tài sản, xử lý cán bộ. Qua theo dõi, việc thực hiện kết luận của thanh tra ở các địa phương, cơ quan, đơn vị mới chỉ chú trọng thu hồi tiền, còn nội dung xử lý về tài sản và xử lý cán bộ chưa thực sự được chú trọng. Xin Tổng Thanh tra cho biết nguyên nhân của tình trạng trên và giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (ĐBQH Hải Dương).

Thanh tra Chính phủ có 3 kiến nghị: Kiến nghị xử lý cơ chế chính sách, Kiến nghị xử lý về thu hồi về kinh tế và Chuyển cơ quan điều tra.

Về thu hồi kinh tế, thường có xử lý hành chính với những tập thể cá nhân có vi phạm. Về địa phương thì mới xử lý kinh tế chưa xử lý cán bộ thì thực chất theo kết luận 9 tháng đầu năm có thể nói đối với xử lý cán bộ của toàn ngành, đã xử lý 1.714 tổ chức và 4.980 cá nhân. Trong quá trình chuyển cơ quan điều tra là 76 vụ và 93 đối tượng.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc xử lý này là việc xử lý sau thanh tra còn hạn chế. Chúng tôi tiếp tục thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện theo đúng theo quy định

09:51 Ngày 05/11/2022

Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. 

Trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Chính phủ:

Về thanh tra đột xuất, những năm gần đây, Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban Trung ương phòng chống tham nhũng, tiêu cực; Thủ tướng, Chính phủ giao thanh tra. Từ đó, Tổng Thanh tra Chính phủ giao cho Phó Tổng thanh tra nắm và lập kế hoạch và báo cáo, xin ý kiến và tiếp thu hoàn chỉnh và công khai kết luận….

Kết quả, thực hiện theo chỉ đạo, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra nhiều cuộc thanh tra đột xuất vụ việc tiêu cực lớn và chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật như vụ việc: Việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn; dự án Nghiệt điện Thái Bình 2; Dự án gang thép Thái Nguyên, dự án đất đai liên quan đến Phan Anh Vũ…. Các cuộc thanh tra đột xuất này được tiến hành nhanh nhất và xử lý theo thẩm quyền.

Về phân cấp, phân quyền cho các đơn vị thanh tra: Thực thiện theo các nghị định trên một số lĩnh vực. Theo đó phân cấp tuyển dụng, việc làm… Tổ chức bộ máy theo Nghị định 50 và thời gian tới sẽ sửa đổi Nghị định này.

Như vậy việc phân cấp theo các đơn vị của Thanh tra Chính phủ không được lập kế hoạch. Tuy nhiên, trong thực tế, cấp vụ tham mưu lập kế hoạch và tham gia ý kiến vào kết luận thanh tra.

Về việc xử lý tài sản tham nhũng: Vấn đề này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Thời gian qua, cơ quan chức năng thực hiện thu hồi tài sản năm sau cao hơn năm trước. Trong 9 tháng đầu năm, thanh tra đã ra 5.586 kết luận thanh tra thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng, đạt 60%, gấp đôi so với năm 2021 và xử lý hơn 4.000 cá nhân.

Kết quả thanh tra và tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn thấp. Do đó tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu hồi tài sản sau tham nhũng; chủ động kê biên tài sản sau thanh tra, thi hành án.

Điểm mới là Ban bí thư đã ban hành chỉ thị 04 để tăng cường xử lý thu hồi sau tham nhũng. Với án kinh tế nếu đối tượng nộp lại tiền sẽ xem xét giảm án.

Về việc xử lý chồng chéo thì cơ quan thanh tra kiểm toán hợp tác để xử lý chồng chéo. Hai cơ quan phối hợp quy chế từ khâu xây dựng và tổ chức thanh tra. Nếu phát hiện sự chồng chéo giữa hai cơ quan bàn bạc với nhau và báo cáo lãnh đạo 2 đơn vị để xử lý.

Về xử lý tập thể cá nhân để xảy ra vụ việc nghiêm trọng: Xử lý trong 9 tháng đầu năm 2022, xử lý hành chính 1714 tổ chức và 4841 cá nhân và chyển cơ quan điều tra 76 vụ việc, 93 cá nhân. Nguyên nhân, cán bộ công chức là do người cán bộ đứng đầu xử lý và cơ quan thanh tra chỉ là kiến nghị về việc xử lý.

Pháp luật hiện hành xử lý kết quả sau thanh tra còn bất cập.

Thực trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ hiện nay là thực trạng mà đại biểu nêu và phổ biến cố tính kéo dài thời gian và chưa sát nhiệm vụ được giao và vòi vĩnh.

Việc cải cách hành chính tại các địa phương, bộ ngành còn rườm ra, nhũng nhiễu và bộ ngành còn đặt ra giấy phép con.

Về xử lý tài sản sau thanh tra vẫn còn chậm và kéo dài thời gian. Thời gian tới sẽ hoàn thiện luật Thanh tra và tăng cường năng lực thủ trưởng. Chậm ban hành kết luận thanh tra còn chậm do phạm vi thanh tra lớn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, nhiều người và quy định còn nhiều bất cập. Khối lượng nhiều nhưng lực lượng thanh tra mỏng.

09:47 Ngày 05/11/2022

Quốc hội tiếp tục với nội dung trả lời chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. 
09:28 Ngày 05/11/2022

Quốc hội nghỉ giải lao

Quốc hội nghỉ giải lao

Trả lời phóng viên báo Tin tức sáng 5/11 sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà hoàn tất phiên trả lời chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội từ chiều 4/11 và sáng 5/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương bày tỏ: “Mong Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào cuộc ngay để ngăn "làn sóng" nghỉ việc của cán bộ, công chức, viên chức".

Tôi cảm thấy rất tiếc vì thời gian chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội chỉ diễn ra trong 2,5 ngày trong khi số lượng câu hỏi của các ĐBQH muốn chất vấn tới các trưởng ngành khá nhiều.  

Đối với ngành Nội vụ, nhiều vấn đề “nóng” được cử tri, dư luận đặc biệt quan tâm, cần Bộ Nội vụ tháo gỡ ngay, ví dụ tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc ngày một nhiều; làm thế nào để chúng ta gắn kết giữa việc tinh giản biên chế để đảm bảo tinh gọn bộ máy Nhà nước với việc ngăn chặn “làn sóng” nghỉ việc của cán bộ, công chức, viên chức; làm thế nào để đẩy mạnh công tác tuyển dụng để tuyển dụng người có tài năng vào khu vực công.  

Nhiều cử tri rất quan tâm đến cải cách tiền lương sẽ ra sao trong thời gian tới, mong Bộ trưởng Bộ Nội vụ tập trung chỉ đạo để giải quyết sớm vì đây là vấn đề gốc rễ của nhiều vấn đề khác. Chúng ta đã từng nói nhiều về vấn đề cải cách tiền lương nhưng vì sao gần đây, một bộ phận công chức, viên chức lại không gắn bó với khu vực công?

09:25 Ngày 05/11/2022

Giải pháp nào xử lý tham nhũng, tiêu cực?

Các đại  biểu tiếp tục chất vấn:

Chú thích ảnh
Đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) đặt câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau): Tổng Thanh tra Chính phủ đã chủ động chỉ đạo hoạt động thanh tra đột xuất liên quan các vụ việc tham nhũng trong ngành thanh tra như thế nào, kết quả ra sao?

Tổng Thanh tra Chính phủ đã thực hiện việc phân cấp, phân quyền theo Nghị định 123 của Chính phủ trong nội bộ cơ quan Thanh tra Chính phủ ra sao, kết quả cụ thể như thế nào?

Chú thích ảnh
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đặt câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông): Công cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã có đạt hiệu quả nhưng tỷ lệ thu hồi tài sản đạt thấp; tham nhũng trên một số lĩnh vực gây bức xúc. Nguyên nhân và giải pháp trong thời gian tới. Cùng một đơn vị làm với nhiều đơn vị thanh tra, kiểm toán và liên tục như vậy ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Chú thích ảnh
Đại biểu Nguyễn Thành Công (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) đặt câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Thành Công (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình): Qua hoạt động thanh tra, kiến nghị xử lý vụ việc và xử lý những vụ nghiêm trọng? tồn tại và hạn chê, nguyên nhân

Chú thích ảnh
Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh) đặt câu hỏi chất vấn

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh) chất vấn: Thực hiện thủ tục hành chính xây dựng, đất đai gia tăng được coi là tham nhũng vặt. Có lúc do nhũng nhiễu và có chủ động do tiếp cận. Thanh tra nhận diện ra sao và xử lý như thế nào

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn  (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương): Xử lý sau thanh tra còn bất cập hạn chế? Thanh tra sau 5 năm chưa có kết luận và kéo dài? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng trên?

09:15 Ngày 05/11/2022

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời:

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Về công tác thanh tra, hằng năm Thanh tra Chính phủ đều phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là đối với Ngân hàng Nhà nước để trình Chính phủ phê duyệt định hướng công tác thanh tra; trong đó có các thanh tra trọng tâm, trọng điểm.

Về lĩnh vực ngân hàng, nội dung thanh tra thường tập trung vào các lĩnh vực tiền tệ, nhất là việc cấp tín dụng đầu tư liên quan đến lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: Bất động sản, chứng khoán, trái phiếu Chính phủ, công tác xử lý nợ xấu, phòng chống rửa tiền…

Hàng năm, Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo và hướng dẫn các thanh tra của ngân hàng thực hiện giám sát và thanh tra chuyên ngành đối với lĩnh vực quản lý, kiểm soát thu, chi ngân sách đối với các lĩnh vực tài chính, tiền tệ và những lĩnh vực kiểm ro về cái nợ xấu của ngân hàng.

Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước và 4 ngân hàng thương mại (Vietcombank, Viettinbank, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp) và 2 ngân hàng Chính sách phát triển và Ngân hàng chính sách xã hội… Riêng doanh nghiệp có cổ phần nhà nước dưới 5% và doanh nghiệp tư nhân không thuộc đối tượng thanh tra của Thanh tra Chính phủ, trừ trường hợp được Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ hoặc Thủ tướng phủ giao thanh tra.

Về kết quả thanh tra trong hoạt động ngân hàng, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện trong hoạt động của các tổ chức tín vụ có nhiều sai sót, vi phạm và kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giữ nghiêm kỷ luật trong hoạt động tín dụng tiền tệ, ngân hàng; với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự đã chuyển sang cơ quan điều tra xử lý theo pháp luật.

Về câu hỏi liên quan đến việc thanh tra kết luận thì chỉ là rút kinh nghiệm, không chuyển hồ sơ hoặc phát hiện để xử lý cán bộ; có liên quan đến sự việc đơn thư tố cáo của một nguyên cán bộ tỉnh Bình Thuận tố cáo lãnh đạo tỉnh Bình Thuận có làm sai một số vụ việc như việc chuyển mục đích sử dụng sân golf trong khu đô thị. Về việc giải quyết đơn thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét vụ việc này và thấy trách nhiệm của thanh tra; trong đó việc giải quyết vụ việc này còn chậm.

Về việc cán bộ thanh tra còn ít, ngành Thanh tra đã cố gắng, nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Qua đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, từ năm 2012 -2022, công tác thanh tra đã được triển khai đồng bộ và toàn diện, tập trung vào các lĩnh vực. Có nhiều thông tin về tiêu tiêu cực, tham nhũng qua thanh tra đã phát hiện, thu hồi được tài sản tham nhũng với số tiền rất lớn.

09:10 Ngày 05/11/2022

Giải pháp căn cơ nào để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng?

Các đại biểu Quốc hội đặt những câu hỏi đầu tiên với Tổng Thanh tra Chính phủ:

Chú thích ảnh
Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (ĐBQH tỉnh Bình Thuận) đặt câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (ĐBQH tỉnh Bình Thuận) đặt câu hỏi chất vấn:

Trong thời gian vừa qua, có một số vụ việc khi Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra thì kết luận không có khuyết điểm, sai phạm hoặc có nhưng chỉ làm kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Nhưng khi Ủy ban Trung ương tiến hành kiểm tra thì lại chỉ ra những sai phạm và phải chuyển qua xử lý hình sự. Vấn đề trên có phải do pháp luật chưa đồng bộ, các quy định pháp luật chưa đúng hay có tiêu cực trong quá trình thanh tra. Đề nghị Tổng thanh tra cho biết những giải pháp để khắc phục trong thời gian tới?

Chú thích ảnh
Đại biểu Trần Quang Minh (ĐBQH tỉnh Quảng Bình) đặt câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Trần Quang Minh (ĐBQH tỉnh Quảng Bình) đặt câu hỏi chất vấn.

Hoạt động thanh tra thời gian qua đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng bên cạnh đó còn có một số khó khăn, bất cập mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra, là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả, kết quả công tác thanh tra. Đó chính là công tác cán bộ. Thanh tra Chính phủ hiện có 408 công chức nhưng chỉ có 200 cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Vậy theo Tổng thanh tra tại sao lại có tình trạng này? Giải pháp trong thời gian tới để thảo hướng là gì? Từ đây đề nghị Tổng thanh tra cho biết thêm quan điểm nhìn nhận, đánh giá của mình về số lượng, chất lượng công vụ của đội ngũ làm công tác thanh tra trong cả nước hiện nay.

Chú thích ảnh
Đại biểu Bùi Mạnh Khoa (ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) đặt câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Bùi Mạnh Khoa (ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) đặt câu hỏi chất vấn.

Thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng đã đạt nhiều kết quả khích lệ; Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật đã được xử lý nghiêm đã làm giảm đáng kể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng vẫn diễn biến phức tạp và tinh vi. Đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ cho biết trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong công tác thanh tra ngân hàng những năm vừa qua, Thanh tra Chính phủ có giải pháp căn cơ nào để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này?

09:08 Ngày 05/11/2022

Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu mở đầu

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trong những năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương, Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra đã cố gắng, nỗ lực triển khai thực hiện nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào thành tựu chung của cả nước, được dư luận đồng tình, đánh giá cao…  

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong  cho biết, thông qua công tác thanh tra đã phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật còn sơ hở, bất cập, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều vi phạm, sai phạm, đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra, kiến nghị xử lý nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật, trong đó có vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, mang tính đột phá trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, đánh giá cao, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.  

Để chuẩn bị cho phiên chất vấn này, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong  cho biết, Thanh tra Chính phủ đã có Báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong  cho biết, mặc dù ngành thanh tra đã nỗ lực, cố gắng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhưng không thể tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót.  

Trong thời gian tới, ngành thanh tra mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các vị đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước để ngành thanh tra nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

09:06 Ngày 05/11/2022

Kết thúc nhóm vấn đề Nội vụ, Quốc hội chuyển sang chất vấn nhóm vấn đề thứ 4 về Thanh tra

Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên chất vấn.

Trước khi bắt đầu phần chất vấn nhóm vấn đề thứ 4, phát biểu kết luận đối với Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, sau phiên chất vấn sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn, đã có 31 lượt ý kiến chất vấn, 3 lượt ý kiến tranh luận, còn 70 ý kiến chất vấn và 1 ý kiến tranh luận chưa phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, các câu hỏi của các vị đại biểu Quốc hội đã bám sát nội dung thuộc phạm vi chất vấn cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn theo tinh thần đổi mới hoạt động chất vấn của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Bộ trưởng Bộ Nội vụ tuy lần đầu trả lời chất vấn từ khi nhận nhiệm vụ, nhưng đã nắm rõ các vấn đề, thể hiện kinh nghiệm quản lý lĩnh vực, có sự chuẩn bị khá tốt về nội dung, trả lời thẳng thắn các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình đầy đủ các vấn đề còn bất cập, đề xuất một giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế thời gian qua.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, ngành Nội vụ có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu xây dựng nền hành chính hiệu lực hiệu quả, góp phần xây dựng Chính phủ minh bạch, kỷ luật, kỷ cương.  

Qua chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy những kết quả mà ngành đạt được tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế thuộc lĩnh vực của ngành. Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác của ngành, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Nội vụ thực hiện một số giải pháp khắc phục tình trạng giảm biên chế cơ học, cào bằng; xây dựng vị trí việc làm, hoàn thành các định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng đơn giá, khẩn trương phê duyệt đề án tự chủ, đặc biệt lĩnh vực y tế giáo dục; hoàn thiện chính sách, đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực công.

Bên cạnh đó, cần sớm trình lộ trình cải cách tiền lương; xây dựng đề án chiến lược quốc gia thu hút nhân tài; sửa đổi bổ sung định mức viên chế, phù hợp vùng miền; quy định hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính; đổi mới công tác tuyển dụng công chức nhằm đảm bảo chất lượng; đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo chất lượng nhân lực; quan tâm xây dựng công chức viên chức vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn…

Tiếp đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực thanh tra, cụ thể:  

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng.  

Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.  

Giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin trong Nhân dân.  

Công tác phối hợp và giải pháp khắc phục chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.  

Chú thích ảnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết trong phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thanh tra sẽ mời thêm Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công an, Tư pháp; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

08:44 Ngày 05/11/2022

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đăng đàn

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm rõ một số vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm.

Ngay sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã đăng đàn, làm rõ thêm một số nội dung mà đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, trong đó có nội dung sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo lộ trình và yêu cầu đặt ra.

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết: Những nội dung trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng đã trả lời cơ bản hết các ý kiến đại biểu nêu.

Trả lời đại biểu Hoàng Đức Thắng (ĐBQH tỉnh Quảng Trị) liên quan đến việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, đây là chủ lớn, quan trọng, thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Thường vụ Quốc hội về việc này.

 Sau khi có các Nghị quyết trên, Chính phủ cũng đã có Nghị quyết triển khai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có Đoàn giám sát và đã có Nghị quyết riêng về vấn đề này. Đánh giá chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã cho thấy đã đạt được những kết quả bước đầu.

Kết quả đã giảm được 8 huyện, 561 xã góp phần tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực hiệu quả, tiết giảm ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên vẫn còn những việc còn tồn tại, đó là cán bộ dôi dư chưa được sắp xếp còn lúng túng, sử dụng cơ sở còn nhiều bất cập…

08:40 Ngày 05/11/2022

Gải pháp gì để khắc phục tình trạng giảm biên chế một cách cơ học?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) về giải pháp gì để khắc phục tình trạng giảm biên chế một cách cơ học, để xây dựng một nền công cụ tinh gọn và chất lượng:

 Để khắc phục được tình trạng giảm biên chế một cách cơ học và đảm bảo tinh gọn, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả thì phải tiếp tục thực hiện giải pháp để sắp xếp lại tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp cũng như là đơn vị hành chính, đây là một mục tiêu mà chúng ta phải thực hiện. Trong giai đoạn tới, theo Nghị quyết 595 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tới đây Ban cán sự Đảng, Chính phủ sẽ báo cáo với Bộ Chính trị về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2022 - 2030 đang xác định là đến 2022 – 2025, chúng ta sẽ phải tiếp tục thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã. Mục tiêu là sẽ có khoảng 45 địa phương cấp huyện không đủ tiêu chí khoảng 70 % và khoảng 1035 đơn vị hành chính cấp xã cũng không đảm bảo được 2 tiêu chí khoảng 70 % thì tới đây chúng tôi sẽ báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương và theo đó thì báo cáo với lại Quốc hội để Quốc hội có một Nghị quyết thay thế Nghị quyết 653 để thực hiện trong hai giai đoạn, giai đoạn từ nay đến năm 2025 và từ 2025 – 2030.

08:40 Ngày 05/11/2022

Trả lương cho công chức cao hơn nhiều so với doanh nghiệp là để giữ được người giỏi phục vụ kiến tạo chính sách, thúc đẩy sự phát triển

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời tranh luận của đại biểu:

Các lĩnh vực Y tế và Giáo dục nếu không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người dân. Vì vậy khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong 2 lĩnh vực này cần thận trọng, hiệu quả, tránh theo phong trào. Tự chủ là tăng tính chủ động, sáng tạo, tự quyết của đơn vị; nếu đơn vị đảm bảo tự chủ 100% thì sẽ được thực hiện trả lương theo năng suất lao động, nếu chi thường xuyên thì trả lương theo quy định và số còn lại đưa vào quỹ cơ quan để tái đầu tư; còn nếu nhà nước đảm bảo 100% thì áp dụng khoán chi đến các bộ phận. Mục đích cuối cùng vẫn là làm thế nào để đảm bảo chất lượng tốt nhất, phục vụ người dân.

Đơn vị công là phục vụ cho người dân nghèo, thu nhập thấp, vì vậy với những đơn vị chưa đảm bảo tự chủ thì ngân sách phải đảm bảo để luôn đổi mới công nghệ, đặc biệt giữ được nhân lực giỏi để phục vụ người dân tốt nhất. Có ý kiến cho rằng làm việc ở khối công lập hay tư nhân đều là phục vụ người dân; tuy nhiên theo nhìn nhận các nước xung quanh, việc trả lương cho công chức cao hơn nhiều so với khối doanh nghiệp, mục đích là giữ được người giỏi để kiến tạo chính sách, thúc đẩy sự phát triển.

Vì vậy chúng ta cũng cần phải giữ được lực lượng tinh hoa nhất trong hệ thống công lập, nhất là lĩnh vực Y tế và Giáo dục.

08:34 Ngày 05/11/2022

Nhiều địa phương đang nhầm lẫn giữa việc giảm biên chế biên chức với giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời ý kiến của đại biểu Vương Thị Hương (Hà Giang) về quan điểm về việc giảm 10 % biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước ở miền núi là khó khăn và đặc biệt là ở giáo dục và y tế thì lại càng khó khăn hơn.

Theo Quyết định 40 của Bộ Chính trị cũng như Quyết định 72 cũng đã giao biên chế cho các địa phương đảm bảo thực hiện giảm 5 % biên chế công chức và 10 % biên chế viên chức thì hiện nay chúng ta chấp hành cho cả giai đoạn 2022- 2026 theo quyết định của Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, căn cứ vào đặc thù của từng vùng, miền cũng có những khó khăn cho việc mà thực hiện, nhất là đối với đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là sự nghiệp giáo dục và y tế. Nhưng chúng tôi xin nhấn mạnh lại một ý là nhiều địa phương đang bị nhầm lẫn giữa việc là giảm biên chế biên chức, với lại giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và đang có sự nhầm lẫn của một số các địa phương. Chúng ta không cắt bỏ số người đang làm việc ở hệ thống viên chức đi mà chúng ta giảm số viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đối với các địa phương như Hà Giang và miền núi thì có khó khăn hơn cho việc giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nhất là đối với giáo dục và y tế thì sau này chúng tôi cũng sẽ có báo cáo thêm với Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế để làm sao với những địa phương này sẽ có điều chỉnh để những nơi có điều kiện thúc đẩy tự chủ tốt hơn. Ví dụ như ở những vùng đồng bằng, có điều kiện thì chúng ta sẽ thúc đẩy tự chủ và xã hội hóa cao hơn, như vậy sẽ gánh được cho những địa phương ở những vùng miền khó khăn hơn. Trước mắt, quyết định của Bộ Chính trị chúng ta cứ chấp hành, còn trong quá trình khó khăn, vướng mắc thì chúng tôi sẽ cùng với các đồng chí rà soát và xem xét lại và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cho phù hợp .

08:30 Ngày 05/11/2022

Một số hạn chế trong việc việc thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời đại biểu Trần Thu Hằng (Đắk Nông): Đại biểu có nêu về hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Nghị quyết 40 và giải pháp để khắc phục hạn chế này. Khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 86 về việc thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ trong Nghị quyết 86 cũng đã đưa ra mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020 sẽ thu hút được khoảng 1.000 sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ.

Trên cơ sở Kết luận 86 thì Chính phủ có ban hành Nghị định 140 về vấn đề này và phải nói là nếu chỉ có tính riêng Nghị định 140 thì thực chất chúng ta thu hút chưa được nhiều. Đến thời điểm 30/6/2022 thì cả nước mới thu hút được có 258 sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ, trong đó ở Trung ương là được 130 người, còn lại là ở địa phương. Nhưng đây tôi không tính số trong chính sách riêng của các địa phương mà tôi tính theo Nghị quyết 140 thôi thì từ đó có thể nói là việc thực hiện nghị quyết này có hạn chế, mặc dù chính sách cũng khá là tốt.

Hạn chế thứ nhất là khâu tuyên truyền để giúp cho xã hội, các đối tượng tiếp cận và hiểu được chính sách và ủng hộ việc thực hiện chính sách này thì đúng là cũng có những mặt hạn chế .

Hạn chế thứ hai, ở các bộ, ngành, địa phương thì có nhiều nơi cũng chưa thật sự là quyết tâm trong tuyển dụng theo Nghị định 140. Ví dụ như là một số bộ, ngành ở Trung ương như Bộ Tài chính cũng đã rất quan tâm đến thu hút đối tượng theo Nghị định 140 hoặc ngay như Bộ Nội vụ chúng tôi cũng đã tuyển hai lần, một lần thì là được 10 người và mới đây nhất cuối năm 2021 tuyển dụng được 7 người; mà thực chất thì phải nói là các nhân sự này làm việc rất tốt, tiếp cận công việc rất là nhanh và là nguồn nhân lực chất lượng cao và nổi trội. Nếu chúng ta quan tâm thì đối tượng này sẽ là những đối tượng rất là tốt trong hệ thống công của chúng ta nói chung cũng như trong cái nền công cụ của chúng ta. Thế cho nên chúng tôi rất là mong muốn và các bộ, ngành, địa phương quan tâm vấn đề này.

Giải pháp trong thời gian tới cũng sẽ phải đánh giá lại. Bởi vì từ năm 2018 bắt đầu chúng ta thực hiện cho đến nay thì thời gian chưa nhiều nhưng mà cũng phải nhìn lại một cách tổng thể, toàn diện. Trên cơ sở chúng tôi có xây dựng đề án chiến lược quốc gia để thu hút và trọng dụng nhân tài thì từ đề án chiến lược quốc gia thu hút và trọng dụng nhân tài mà tới đây Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành thì chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu để xây dựng một nghị định mới để thu hút và trọng dùng tài năng. Làm sao đó mà sẽ kết hợp luôn cả chính sách 140 để tích hợp vào chung một nghị định để triển khai thực hiện.

Tuy nhiên là cũng không thể so sánh với lại khu vực tư khi người ta thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao được nhưng mà chúng ta sẽ có nhiều các chính sách khác nhau để làm sao tạo cái môi trường chính trị, văn hóa tốt nhất để cho cán bộ,công chức, viên chức mà được tuyển dụng theo cái đối tượng này họ có điều kiện để mà mà tiến bộ và thể hiện năng lực và trình độ của mình.

Thứ hai, khi chưa có nghị định này thì chúng tôi cũng đề nghị là các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tiếp cận thật kỹ về nghị định này để tập trung triển khai trong thời gian tới đây, để làm sao mà chúng ta thu hút được các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc cũng như là cán bộ khoa học trẻ vào làm việc khu vực công thì đây là một vấn đề mà chúng ta đang thấy có rất là nhiều băn khoăn như là khi thảo luận tại các buổi thảo luận kinh tế xã hội thì nhiều đại biểu đang rất băn khoăn về cái nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công của chúng ta. Thế cho nên chúng tôi thì đang rất là trăn trở về vấn đề này và cũng đang tập trung để làm sao mà ngoài vấn đề mà chúng ta tuyển dụng đầu vào theo quy định của pháp luật ra thì chúng ta có những cái chính sách đặc thù, chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào khu vực công của chúng ta.

Câu 2 của đại biểu đó là hiện nay tiêu chuẩn cán bộ theo Quyết định 04 năm 20224 của Bộ Nội vụ thì đã gần 20 năm nay rồi mà vẫn chưa thấy thay thế và đồng thời là có những cái giải pháp gì để mà nâng cao cái trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đáp ứng được cái yêu cầu nhiệm vụ?

Chúng ta có thể nhìn một cách tổng thể chung. Những năm vừa qua hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền cấp ủy và chính quyền của địa phương đã đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng cái đội ngũ cán bộ ở hệ thống chính trị cấp xã, cho nên chất lượng của đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã của chúng ta đã được nâng lên rõ rệt.

Đến thời điểm này, trong tổng hợp được của 63 tỉnh, thành đã có được 82 % cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học , đây là một sự nỗ lực rất vượt bậc của 63 các cái tỉnh, thành trong rất nhiều năm vừa qua.

Tuy nhiên, phải nhìn từ thực tiễn. Tới đây, trên cơ sở chuẩn bị xây dựng đề án liên thông đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thì chúng tôi cũng sẽ tham mưu cho Chính phủ để thay thế Quyết định 04 này vì đã quá lỗi thời và không còn phù hợp nữa để đảm bảo được tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ cấp xã được nâng lên. Cùng với đội ngũ công chức cấp xã nữa thì có đủ điều kiện để liên thông đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, với lại cấp huyện và cấp tỉnh và chúng ta xây dựng một cái nền công cụ chung thì đây là một vấn đề rất là mới thì trong cái lần này mà chúng tôi xin được báo cáo với lại Quốc hội. Để đảm bảo được tính liên thông này thì các địa phương tiếp tục quan tâm để chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

08:25 Ngày 05/11/2022

Sau 3 năm sẽ đánh giá về mô hình chính quyền đô thị đang thí điểm tại một số thành phố lớn

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp tục trả lời chất vấn các địa biểu Quốc hội.

Trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội Lê Nhật Thành (Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội) về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố tại những nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, Hội đồng nhân dân phường, Bô trưởng Bộ Nội vụ cho biết: Sau 3 năm sẽ đánh giá về mô hình chính quyền đô thị đang thí điểm tại một số thành phố lớn.

Bộ trưởng phát biểu:

Thực chất thì chúng ta cũng mới vận hành mô hình chính quyền đô thị bắt đầu từ 1/7/2021 theo nghị quyết của Quốc hội cũng như theo Nghị định của Chính phủ.

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng ta không áp dụng mô hình thí điểm mà chúng ta thực hiện luôn. Còn đối với Hà Nội và Đà Nẵng thì thực hiện mô hình thí điểm  theo Nghị quyết của Quốc hội thì sau ba năm chúng ta sẽ tiến hành sơ kết việc mà thực hiện mô hình chính quyền đô thị này, Đến thời điểm này có thể nói những cái nơi chúng ta không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận hoặc là cấp phường thì ở những địa phương này chúng ta rất quan tâm để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân trực tiếp cấp trên để chúng ta thực hiện vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân đối với chính quyền cấp dưới trực tiếp khi không có Hội đồng nhân dân cung cấp.

Tôi thấy là như Hà Nội hay  Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã có rất nhiều những giải pháp để thực hiện vai trò giám sát này. Trong thực tiễn ba năm thì chúng ta sẽ sơ kết vấn đề này để đánh giá một cách tổng thể hơn. Trước mắt chúng tôi cũng mong muốn là tại các địa phương này, các đồng chí căn cứ theo quy định của pháp luật thì chúng ta thực hiện việc giám sát của Hội đồng nhân dân cấp thành phố hoặc là cấp quận, ở nơi mà chúng ta không có Hội đồng nhân dân cấp quận hoặc cấp phường để đảm bảo được yêu cầu.

Về phía Bộ Nội vụ,  chúng tôi cũng sẽ phối hợp với cả ba địa phương để cùng nhau xem xét, đánh giá trên cơ sở thực tiễn của 3 thực hiện mô hình chính quyền đô thị, trong đó có vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp để có đánh giá một cách thật kỹ lưỡng, toàn diện và rút kinh nghiệm cho việc không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp quận hoặc là ở cấp phường nữa thì có những khó khăn, vướng mắc gì, những giải pháp cụ thể ra sao thì chúng ta sẽ phải chờ thêm một cái khoảng thời gian đủ để có thể chúng ta đánh giá một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn.

08:20 Ngày 05/11/2022

Nếu không quyết tâm, không có phương  pháp thì sẽ không đạt được mục tiêu tự chủ

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.

Trong nội dung trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ bày tỏ tâm huyết với ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Trí về nội dung thảo luận tự chủ bệnh viện công. Bộ trưởng khẳng định: Nếu chúng ta không quyết tâm, không có phương  pháp thì sẽ không đạt được mục tiêu tự chủ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời Đại biểu Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) về tự chủ đơn vị sự nghiệp:

Tự chủ đơn vị sự nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đã được thể hiện xuyên suốt từ rất nhiều nhiệm kỳ nay và đã được thể hiện rất rõ trong nhiều nghị quyết của Đảng. Mà mới đây nhất thì được thể hiện đậm trong tinh thần Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 cũng như Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng. Phải nói trong rất nhiều năm vừa qua, tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập của chúng ta cũng đã đạt được những kết quả rất là đáng kể.

Trước hết phải nói là về mặt nhận thức, chúng ta cũng đã thay đổi tư duy để mà quan tâm thực hiện tự chủ và từ đó cũng đã từng bước để hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách để thúc đẩy tự chủ, đặc biệt là tự chủ các đơn vị sự nghiệp kinh tế và tự chủ sự nghiệp y tế cũng như là tự chủ sự nghiệp giáo dục đại học.

Đối với lại sự nghiệp y tế chúng ta cũng đã thực hiện Nghị quyết số 85 và mới đây thì chúng ta thực hiện Nghị quyết 33 và đối với giáo dục đại học thì có thực hiện thí điểm Nghị quyết 77 của Thủ tướng Chính phủ. Nhìn một cách tổng thể, những năm qua tự chủ cũng đã đạt được những kết quả nhất định:

Thứ nhất là tự chủ về tài chính, tự chủ về đầu tư và tức là tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư. Tự chủ chi thường xuyên thì cả nước đã đạt khoảng 6,6 % và tự chủ toàn phần trên tổng số trên 47.000 số đơn vị sự nghiệp công lập của cả nước, mới đạt là 18,7%. Hai con số này cũng cho chúng ta thấy là chưa đạt được mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương vì mục tiêu đặt ra là chúng ta phải đảm bảo tự chủ hoàn toàn 100 %.

Nhưng trong thực tiễn cũng có những lĩnh vực đã đạt được kết quả rất tốt, đó là tự chủ giáo dục đại học thì vừa qua Chính phủ cũng đã có sơ kết đánh giá 5 năm trong việc thực hiện tự chủ giáo dục đại học thì có 108 đơn vị trên 232 đơn vị đại học đã đảm bảo là tự chủ chi thường xuyên, chi đầu tư và đảm bảo chi thường xuyên.

Như vậy tỷ lệ này chiếm khoảng trên 46 % và số mà tự chủ một phần thì cũng rất là lớn và còn lại một số rất nhỏ, chỉ còn có 8 đơn vị trên tổng số 232 đơn vị đại học là chúng ta vẫn đang phải phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước.

Từ việc mà thực hiện tự chủ giáo dục đại học chúng ta đã thành công bước đầu, qua tự chủ này thì các đơn vị đại học đã cơ cấu lại tổ chức bộ máy tinh gọn hơn và tập trung cho một lực lượng chủ yếu đó là cái đội ngũ giảng viên và những lực lượng hỗ trợ phục vụ thì đã giảm thiểu đi rất là lớn và cơ cấu lại các phòng, ban bên trong của các đơn vị sự nghiệp này hết sứctinh gọn, có nơi đã giảm tới khoảng 20 % đầu mối bên trong của một đơn vị sự nghiệp đại học.

Thứ ba là sự năng động, sáng tạo, liên kết để tập trung nâng cao chất lượng cho giáo dục đại học đã được nâng lên một cách rất rõ rệt. Bên cạnh đó, phần ngân sách của nhà nước để hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục đại học này thì cũng đã giảm hơn.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.

Như vậy, thông qua tự chủ giáo dục đại học thì chúng ta đã thành công, tuy nhiên cũng có những vấn đề còn có những vướng mắc giữa Luật Giáo dục đại học với trên thực tiễn trong vấn đề quản trị đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học như thế nào để đảm bảo được sự hợp lý, hài hòa, thống nhất giữa vai trò, vị trí, trách nhiệm của Hội đồng trường, với lại hiệu trưởng thì chúng tôi cũng sẽ thống nhất với lại Bộ Giáo dục Đào tạo tới đây sẽ tham mưu cho Chính phủ, chúng ta sẽ xem xét lại vấn đề này một cách thật là căn cơ để sửa đổi, làm sao để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến vai trò của Hội đồng trường, với hiệu trưởng của nhà trường để xác định ai là người đứng đầu của một đơn vị sự nghiệp này thì chịu trách nhiệm về mặt pháp luật cho nó chặt chẽ, hợp lý và cho có thêm những điều kiện, động lực để thúc đẩy tự chủ.

Cái thứ hai nữa mà cũng là nói về giáo dục đại học, nhưng mà cũng nói về vấn đề chung, tự chủ giáo dục đại học đã cho chúng ta những kết quả bước đầu. Sáng ngày hôm nay, trên Đài truyền hình Việt Nam cũng đã công bố chúng ta có năm trường đại học thuộc tốp đầu của toàn cầu, thì tôi cho đây cũng là một trong những yếu tố rất là quan trọng, đó chính là có sự tác động tích cực của công tác thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học.

Tôi ví dụ như vậy để thấy rằng là không phải chúng ta không làm được. Nếu chúng ta quyết tâm, nếu chúng ta nỗ lực và thực sự là chúng ta có đầy đủ các cơ chế thì chúng ta có thể thực hiện được tự chủ. Theo đó thì đối với các sự nghiệp như sự nghiệp y tế thì thực tế trong thời gian vừa qua thì cũng đã đạt được những kết quả bước đầu. Nhưng tuy nhiên chúng ta có khó khăn trong một số những vấn đề thì chúng tôi sẽ xin trao đổi thêm.

Kết quả như vậy nhìn tổng thể vẫn là rất là khiêm tốn và vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu thì nguyên nhân ở đây là gì thì có mấy cái nguyên nhân cơ bản.

Nguyên nhân thứ nhất, chúng ta vẫn chưa hoàn thiện được cái hệ thống thể chế một cách đồng bộ, đầy đủ, liên thông, thống nhất và nhất quán để cho việc thúc đẩy các đơn vị tự chủ, kể cả hệ thống pháp luật của chúng ta cũng chưa đầy đủ. Ví dụ như là Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật đất đai, Luật Khám, chữa bệnh hay là Luật Giáo dục đại học thì cũng còn những vấn đề mà chúng ta thấy cũng có những bất cập tháo gỡ mà chúng ta cần phải tháo gỡ cho tự chủ này.

Hay là những văn bản dưới luật Ví dụ như là một số các nghị định có liên quan thì chúng ta cũng phải sửa như là Nghị định 99 hay là một số những nghị định mà phải ban hành mới, ví dụ như là liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật hay là những quyết định về quy hoạch các đơn vị sự nghiệp như thế nào để từ đó chúng ta có cơ sở và có căn cứ để thực hiện tự chủ. Hay là đối với lại cái vấn đề liên quan đến tính đúng, tính đủ cái giá mà phí dịch vụ công íchcũng chưa hoàn thiện.

Thứ hai, trong 2 năm vừa qua chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất là nặng nề của đại dịch COVID-19, cho nên hệ thống đơn vị sự nghiệp để thực hiện tự chủ cũng có những khó khăn hơn và đặc biệt đó là đối với lại cái sự nghiệp y tế thì thực sự là có rất nhiều khó khăn.

Thứ ba, sự hướng dẫn của các cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng trong vấn đề tự chủ cũng chưa thật sự là quyết tâm và quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chúng ta thực hiện tự chủ đơn vị sự nghiệp. Bản thân đơn vị sự nghiệp thì một số người đứng đầu cũng thực sự là chưa quyết tâm, quyết liệt lắm.

Tôi rất tâm đắc với ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) về lĩnh vực y tế là: chúng ta không tự chủ, tức là chúng ta thất bại, tức là chúng ta thiếu quyết tâm và tức là chúng ta không có phương pháp và một mặt nào đó chúng ta còn bạc nhược. Tôi vẫn cứ thấm thía và nhớ mãi câu trong cái thảo luận về kinh tế xã hội của đại biểu Trí ở Hà Nội và đúng là như vậy. Nếu chúng ta không quyết tâm, chúng ta không có phương pháp, chúng ta khó có thể thực hiện được tự chủ này vì đòi hỏi của cả hệ thống chính trị đều vào cuộc và trước hết là người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan chủ quản cũng cần phải quan tâm hơn vấn đề này.

Chúng tôi đề nghị các giải pháp như sau: Giải pháp thứ nhất, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước chúng tôi sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ tới đây sẽ có một hội nghị đánh giá một cách thật căn cơ, toàn diện, đầy đủ sau năm năm chúng ta thực hiện tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp thì đây là một việc phải làm ngay để từ đó Thủ tướng sẽ có những chỉ đạo cụ thể cho các bộ, ngành chức năng để chúng ta tháo gỡ toàn bộ những điểm nghẽn, những rào cản để chúng ta khơi thân cho cái việc thực hiện đơn vị tự chủ này. Thực chất hiện nay Bộ cũng đã và đang tiến hành tổng hợp vấn đề này kết hợp với việc mà sơ kết năm năm thực hiện cái Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 nữa thì tới đây là phải làm tập trung vào cái việc này thì chúng tôi sẽ tham mưu để có một cái hội nghị. Có thể nói đây là một cái hội nghị rất lớn và có lẽ cũng là một cái hội nghị hết sức quan trọng để mà chúng ta giải quyết vấn đề tự chủ, nếu không chúng ta khó có thể thực hiện được mục tiêu của cái Nghị quyết 19 Ban Chấp hành Trung ương.

Thứ hai, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một cách đồng bộ và liên thông nhất quán toàn bộ cái hệ thống thể chế, chính sách. Bởi vì nó còn rất là nhiều, những cái rào cản rất là nhiều, những vướng mắc làm khó cho việc thực hiện tự chủ.

Thứ ba, các bộ, ngành, địa phương thì các đơn vị tự chủ thì cũng phải thực sự là quyết tâm để mà chúng ta thực hiện cái vấn đề này. Tôi lấy ví dụ như là ở các tỉnh miền núi phía Bắc hay là các cái tỉnh khu vực Tây Nguyên thì cũng có những nơi có điều kiện chúng ta vẫn có thể thực hiện tự chủ một phần được chứ không hẳn là tự chủ hoàn toàn. Bởi vì từ thực tiễn từ địa phương thì ngay đối với lại nơi mà chúng tôi đã từng công tác thì khi mà thực hiện cái tự chủ đối với y tế là chúng tôi thấy là khi mà mình hướng dẫn mình sát sao để mà hỗ trợ cho họ trong cái việc thực hiện tự chủ thì cũng đều làm được cả. Hoặc là tự chủ một phần đối với một số các cái lĩnh vực như mầm non thì chúng ta cũng có thể thực hiện được khi mà chúng ta có đảm bảo được đầy đủ quy định trước đây là cái Nghị định 89 và bây giờ là cái Nghị định 81 về vấn đề học phí thì chúng ta vẫn phải đảm bảo làm sao đó để hỗ trợ cho con em khó khăn, cho người nghèo, cho các đối tượng chính sách. Nhưng mặt khác nữa là chúng ta vẫn có cái cơ chế về mặt học phí để mà chúng ta dùng một phần của học phí này để thực hiện tự chủ một phần để giảm bớt được người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì chúng ta có thể thực hiện.

08:08 Ngày 05/11/2022

Quan tâm để giải quyết các thủ tục hành chính khi sắp xếp lại đơn vị hành chính của huyện đảo Lý Sơn

Trả lời câu hỏi của đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) về những vướng mắc khó khăn sau khi sắp xếp lại huyện đảo Lý Sơn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết:
Thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện Nghị quyết 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện đảo Lý Sơn cũng nằm trong diện sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết số 867, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và khi sắp xếp thì huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn đơn vị hành chính cấp xã nữa.

Chính vì vậy mà liên quan đến những thủ tục hành chính phải giải quyết cho người dân thì cũng có những vướng mắc, khó khăn. Nhưng trong bản thân nội dung của Nghị quyết số 867 cũng đã nêu rất rõ là chính quyền địa phương của huyện đảo Lý Sơn sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật giao cho chính quyền địa phương ở cấp huyện và cấp xã trên phạm vi của huyện đảo Lý Sơn. Do đó thì các thủ tục hành chính hiện nay liên quan đến người dân mà trước đây thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì bây giờ sẽ là thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện đảo Lý Sơn, đây cũng đúng theo quy định của Luật chính quyền địa phương.

Vì vậy, chúng tôi cũng mong muốn là tỉnh Quảng Ngãi và đặc biệt là huyện đảo Lý Sơn quan tâm để giải quyết các thủ tục hành chính khi sắp xếp lại đơn vị hành chính của huyện đảo Lý Sơn.

08:05 Ngày 05/11/2022

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.

Về thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ đã ban hành nghị định 60 xác định tự chủ một phần hoặc toàn diện. Việc xây dựng tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp là để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Từ đó xác định nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác phục vụ đơn vị

Với việc xây dựng và hoàn thiện danh mục theo nguyên tắc là đối với các dịch vụ thiết yếu thì Nhà nước đảm bảo kinh phí; đối với các dịch vụ cơ bản thì nhà nước hỗ trợ kinh phí, đối với dịch vụ đặc thù của một số ngành, thực hiện theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu để tạo điều kiện cho các đơn vị ngoài công lập tham gia. Việc thực hiện tự chủ tài chính, hoàn thiện một số chính sách, với một số đơn vị có phải nộp tiền thuế đất hay không liên quan đến Luật Đất đai mà sắp tới sẽ sửa đổi.

Với các trường hợp thực hiện tự chủ vừa qua như Bệnh viện Bạch Mai hay Bệnh viện K, trước đây là tạo điều kiện để các đơn vị có nguồn thu nhưng hiện nay nguồn thu khó khăn và vấn đề liên doanh, liên kết thì cũng khó khăn, cho nên các đơn vị xin thôi không thực hiện nhiệm vụ tự chủ toàn phần nữa mà xin tự chủ một phần, tức là họ sẽ tự chủ phần chi thường xuyên; còn chi đầu tư như mua sắm máy móc, thiết bị mới, xây dựng cơ sở mới… thì ngân sách nhà nước phải đảm bảo, điều này là hợp lý.

Vấn đề là làm thế nào để phục vụ cho người dân tốt nhất và làm thế nào để cho đơn vị ngày càng phát triển nhất thì vấn đề tự chủ chi thường xuyên để tiến tới khi có nguồn thu ổn định, phát triển thì sẽ tự chủ toàn bộ.

08:01 Ngày 05/11/2022

Thẩm quyền quyết định việc chuyển trung tâm y tế cấp huyện về UBND cấp huyện quản lý thuộc các địa phương

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Quốc hội.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Xuân về việc thực hiện Nghị quyết 41, phân cấp quản lý trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế cấp xã, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, về mô hình trung tâm y tế cấp huyện thực hiện đa chức năng, Bộ Y tế đã ban hành thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ quan y tế cấp huyện, theo hướng các cơ sở này hoạt động đa chức năng, quản lý hệ thống trạm y tế cấp xã.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc UBND cấp tỉnh và Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh. Trong đó có quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định việc chuyển các trung tâm y tế cấp huyện về UBND cấp huyện quản lý khi đảm bảo các điều kiện theo quy định. 

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn này, thẩm quyền quyết định việc chuyển các Trung tâm Y tế cấp huyện về UBND cấp huyện quản lý thuộc thẩm quyền của địa phương. Các văn bản hướng dẫn đã được quy định đầy đủ.

Đến thời điểm này, thực tế đã có nhiều địa phương đánh giá, rà soát hoạt động và đã chuyển Trung tâm Y tế cấp huyện về UBND cấp huyện quản lý, còn lại thuộc Sở Y tế quản lý theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

08:00 Ngày 05/11/2022

Phiên chất vấn lĩnh vực Nội vụ tiếp tục, Bộ trưởng Bộ Y tế, Tài chính báo cáo thêm

Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên chất vấn.

Đúng 8 giờ sáng 5/11, ngày thứ 3 của phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 4, Quốc hội hóa XV bắt đầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì, mời Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời về một số vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm.

Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo về vấn đề tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp tục trả lời 9 vấn đề của 7 đại biểu chất vấn chiều 4/11.

07:55 Ngày 05/11/2022

Sáng nay Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp tục trả lời câu hỏi chất vấn của 7 đại biểu có câu hỏi từ chiều qua

Chú thích ảnh

Kết luận phiên chất vấn chiều 4/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, với tinh thần cầu thi, không né tránh, phần trả lời chiều 4/11 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã hoàn thành tương đối tốt.

Đối với 7 đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, sáng nay Bộ trưởng Bộ Nội vụ có 30 phút để trả lời các câu hỏi này của đại biểu Quốc hội.

07:49 Ngày 05/11/2022

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) nhận xét về phiên chất vấn và trả lời chất vấn

 

07:45 Ngày 05/11/2022

Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Ngày 5/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ, và thanh tra. Sau đó Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Đối với nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực Thanh tra, phiên chất vấn sẽ tập trung vào các nội dung: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng; công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin trong nhân dân; công tác phối hợp và giải pháp khắc phục chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. 

Người trả lời chất vấn là Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công an, Tư pháp; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Sau đó Chủ tọa điều hành phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN