Phiên chợ Âm Dương 'huyền bí' nhất xứ Kinh Bắc

Chỉ họp duy nhất một lần vào đêm mồng 4 tháng Giêng mỗi năm, chợ Âm Dương tại làng Ó (nay là làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) mang đầy vẻ huyền bí, "ma mị" đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây.

Chú thích ảnh
Theo các tài liệu để lại, chợ Âm Dương có từ năm Nhâm Dần 43 sau Công nguyên và chỉ được họp phiên duy nhất vào đêm mùng 4 và kết thúc vào rạng sáng ngày mùng 5 Tháng Giêng. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Chú thích ảnh
Người đi chợ chỉ để cầu may, trút bỏ muộn phiền, không quá quan tâm đến việc trao đổi mua bán.
Chú thích ảnh
Người dân tin rằng, hòa lẫn trong dòng người đến phiên chợ đêm sẽ có cả hương hồn của ông cha, người thân hiện về tìm gặp lại mọi người. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Chú thích ảnh
Những người đi chợ không nói cười ồn ào vì sợ những linh hồn hoảng sợ, làm mất đi sự tôn nghiêm của không gian trong chợ. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Chú thích ảnh
Phiên chợ Âm Dương mang ý nghĩa tâm linh, tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau, trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của người dân Kinh Bắc. Người dân tin rằng, hòa lẫn trong dòng người đến phiên chợ đêm sẽ có cả hương hồn của ông cha, người thân hiện về tìm gặp lại mọi người. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Chú thích ảnh
Chợ Âm Dương chủ yếu bán hàng mã, hương dùng để đốt cho người đã khuất, ngoài ra còn bán rượu, trầu cau, muối và hoa quả như đu đủ, táo… Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Người đi chợ Âm Dương chỉ để cầu may, trút bỏ muộn phiền, không quá quan tâm đến việc trao đổi mua bán. Trong chợ người mua không mặc cả, người bán không nói thách. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Chú thích ảnh
Người bán không mặc cả, người mua không trả giá tại phiên chợ Âm Dương. 
Chú thích ảnh
Tiền giao dịch tại chợ được bỏ vào thùng để đóng góp xây dựng đình chùa của làng tại phiên chợ Âm Dương. 
Chú thích ảnh
Khung cảnh "Cừa địa ngục" được tái hiện trong phiên chợ. 
Chú thích ảnh
Những người đi chợ đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái, người ta quan niệm rằng đây là dịp làm phúc, làm việc thiện với người đã khuất.
Chú thích ảnh
Khung cảnh chợ hiu hắt, không gian tối om như mực, thứ duy nhất chỉ đường dẫn lối cho người mua kẻ bán là ánh nến le lói trong từng gian hàng. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Chú thích ảnh
Chợ Âm Dương không sử dụng đèn sáng mà chỉ có một số ngọn nến nhỏ bé soi hàng. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Nến là nguồn sáng chủ yếu tại chợ Âm Dương.
Chú thích ảnh
Người dân, du khách tới phiên chợ Âm Dương thường mua vàng mã dùng để đốt vàng mã cho người đã khuất với mong muốn người thân được yên nghỉ, đủ đầy nơi chín suối. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Chú thích ảnh
Người tham gia phiên chợ đốt vàng mã gửi cho người cõi âm. 
Chú thích ảnh
Ngọn lửa bập bùng mang tiền vàng mã cuả người dương gian gửi tới thân nhân đã khuất ở cõi âm.
Chú thích ảnh
Có một loại hàng bán rất đặc biệt tại chợ Âm Dương là gà đen, biểu tượng cho sự thần bí, tâm linh. 
Chú thích ảnh
 Để mua được gà đen, mặt hàng đặc biệt tại chợ Âm Dương làng Ó người dân phải xếp hàng, mua phiếu rồi chờ tới giờ để nhận gà. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Chú thích ảnh
Chỉ những người nào thực sự may mắn nới có thể chen chân và chọn lấy cho mình một con gà đen mang về sau phiên chợ.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Thực sự may mắn nới có thể chen chân và chọn lấy cho mình một con gà đen, biểu tượng cho sự thần bí, tâm linh mang về sau phiên chợ. 
Chú thích ảnh
Sau khi tan chợ, những người còn lại sẽ mời nhau uống nước, ăn trầu, hát quan họ. 
Chú thích ảnh
Những câu hát quan họ ấm áp tình cảm khiến mọi người xích lại gần nhau, chia sẻ những mất mát. Ảnh: Lê Phú

 

Nhật Anh- Lê Phú (TTXVN)
Phố cổ Hà Nội nhộn nhịp người du xuân
Phố cổ Hà Nội nhộn nhịp người du xuân

Sắp hết kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người dân trở lại thành phố để chuẩn bị những ngày làm việc trong năm mới. Du xuân tối phố cổ Hà Nội là lựa chọn của nhiều người, nhiều gia đình và những du khách quốc tế khi Lễ Tình nhân (14/2) đang tới gần.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN