Tuynidi: Nguy cơ bùng nổ làn sóng biểu tình mới

Tuynidi đang đứng trước nguy cơ hứng chịu làn sóng biểu tình mới trong bối cảnh chính phủ lâm thời của nước này tìm cách xoa dịu cơn giận dữ của dân chúng đối với đảng Tập hợp Dân chủ Lập hiến (RCD) của Tổng thống bị lật đổ Zine El Abidine Ben Ali khi cho rằng thành phần nội các mới vẫn còn nhiều bộ trưởng thuộc RCD dưới thời ông Ben Ali.

Người biểu tình tập trung phản đối đảng RCD ở trung tâm thủ đô Tuynít. Ảnh: AFP – TTXVN


Ngày 19/1 (giờ Việt Nam), hãng thông tấn Tuynidi TAP cho biết, Tổng thống lâm thời Tuynidi Foued Mebazaa và Thủ tướng Mohammed Ghannouchi đã rời bỏ đảng RCD.


Hành động này có liên quan đến quyết định tách biệt các cơ quan chính phủ với đảng phái chính trị. Đồng thời, đảng RCD cũng đã khai trừ cựu Tổng thống Ben Ali cùng 6 nhân vật thân cận của ông này khỏi danh sách thành viên. Chính phủ lâm thời sẽ điều hành đất nước và chuẩn bị cho tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng tới.

Thông báo trước đó của Thủ tướng Ghannouchi về thành phần chính phủ lâm thời, với nhiều thành viên thuộc RCD thời ông Ben Ali, đã châm ngòi cho cuộc biểu tình của hàng nghìn người tại nhiều thành phố ở miền trung Tuynidi.


Cảnh sát chống bạo động đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông. Phong trào Ettajdid (Đổi mới), có Tổng Thư ký tham gia chính phủ đoàn kết dân tộc đã yêu cầu tất cả các bộ trưởng là thành viên RCD rời khỏi đảng này, phong tỏa các tài khoản ngân hàng và tài sản của RCD.


Ettajdid còn cảnh báo sẽ rút khỏi chính phủ lâm thời nếu các yêu cầu trên không được đáp ứng nhanh chóng. Trước đó, ba bộ trưởng thuộc Liên đoàn Lao động Tuynidi cũng đã từ chức để phản đối "sự hiện diện áp đảo của các thành viên RCD trong chính phủ mới".

Cùng ngày 19/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tiếp tục bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực gia tăng ở Tuynidi và kêu gọi các bên nỗ lực khôi phục hòa bình, ổn định tại quốc gia Bắc Phi này. Ông cũng kêu gọi Tuynidi tổ chức một cuộc bầu cử "đáng tin cậy" để thành lập một chính phủ được toàn dân ủng hộ, đồng thời cam kết Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ người dân.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thảo luận với Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak về tình hình Tuynidi, đồng thời kêu gọi các bên ở Tuynidi kiềm chế, chấm dứt bạo lực và tiến hành một cuộc bầu cử tự do, công bằng.

Tình trạng hỗn loạn tại Tuynidi trong thời gian gần đây, được gắn cho cái tên "Cách mạng hoa nhài", đã làm dấy lên làn sóng phản đối chính phủ ở các nước Arập gồm Angiêri, Ai Cập và Gioócđani.

Quang Minh (tổng hợp)

Tunisia: Sụp đổ vì lòng tham của "hoàng hậu nhiếp chính"
Tunisia: Sụp đổ vì lòng tham của "hoàng hậu nhiếp chính"

Cựu tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali cùng vợ con đã lên trực thăng hôm 14.1 tẩu thoát sang Arập Xê-út, để lại một đất nước hỗn loạn và nghèo đói. Với sự tiếp tay của chính tổng thống, cái hệ quả kinh tế thảm hại của Tunisia phần lớn chính nhờ công cướp bóc của gia đình đệ nhất phu nhân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN