Ngày 12/10, Việt Nam ghi nhận 2.949 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, giảm tiếp so với ngày trước đó

Ngày 12/10, Việt Nam ghi nhận 2.949 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; giảm 678 ca so với ngày trước đó; TP Hồ Chí Minh giảm mạnh.

Chú thích ảnh
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Ảnh: TTXVN.

Trong các ca nhiễm mới có 10 ca nhập cảnh và 2.939 ca ghi nhận trong nước (giảm 678 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 1.183 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số ca mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.018), Đồng Nai (501), Bình Dương (447), Tây Ninh (112), An Giang (111), Đồng Tháp (87), Kiên Giang (76), Bình Thuận (72), Long An (70), Bạc Liêu (51), Gia Lai (48), Khánh Hòa (38), Cà Mau (37), Hậu Giang (31), Cần Thơ (28), Trà Vinh (28), Tiền Giang (20), Hà Nam (18), Bình Định (12), Quảng Ngãi (11), Vĩnh Long (10), Bến Tre (9), Bình Phước (9), Quảng Bình (9), Ninh Thuận (8 ), Thừa Thiên Huế (8 ), Thanh Hóa (8 ), Lâm Đồng (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bắc Ninh (7), Phú Yên (5), Đắk Nông (5), Quảng Trị (5), Hà Nội (4), Đà Nẵng (4), Hà Tĩnh (4), Kon Tum (4), Quảng Nam (3), Hải Phòng (2), Hải Dương (2), Lào Cai (1), Bắc Giang (1), Lai Châu (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: TP Hồ Chí Minh (giảm 509 ca), Đắk Lắk (giảm 119 ca), Tiền Giang (giảm 47 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Tây Ninh (tăng 57 ca), Bạc Liêu (tăng 37 ca), Gia Lai (tăng 35 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.980 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 846.230 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.595 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 841.592 ca, trong đó có 783.278 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 6 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước là: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Thái Bình.

Có 12 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (412.673 ca), Bình Dương (222.975 ca), Đồng Nai (55.989 ca), Long An (33.449 ca), Tiền Giang (14.628 ca).

Trong ngày 12/10, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 1.347 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 786.095 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.299 ca.

Trong ngày ghi nhận 93 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (64 ca), Bình Dương (13 ca), An Giang (4 ca), Kiên Giang (3 ca), Long An (2 ca), Bình Định (2 ca), Ninh Thuận (1 ca), Bình Phước (1 ca), Đắk Nông (1 ca), Hà Nội (1 ca), Gia Lai (1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 111 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.763 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 11/10, cả nước có 1.020.039 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 55.229.124 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 39.088.086 liều, tiêm mũi 2 là 16.141.038 liều.

Bộ Y tế vừa chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Hà Nam tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với các bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế kịp thời và đảm bảo không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần. Tổ chức xét nghiệm nhanh các trường hợp có chỉ định xét nghiệm theo quy định. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.

Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi. Ngoài ra, Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng tài liệu tập huấn về việc tiêm vắc xin cho trẻ em.

Tại TP Hồ Chí Minh, Thành phố ban hành hướng dẫn quy trình xử lý gồm 4 bước khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 tại các cơ sở y tế phù hợp yêu cầu trong tình hình mới. Bước 1: Cách ly tạm F0, lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định nếu trước đó chỉ làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Bước 2: Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0 để đưa ra hướng xử trí, cách ly, điều trị phù hợp. Bước 3: Nhập thông tin F0 vào ứng dụng “Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19”. Bước 4: Chăm sóc F0 theo hướng dẫn, phát đồ điều trị phù hợp. Đối với các phòng khám chưa đủ điều kiện xét nghiệm SARS-CoV-2, khi phát hiện người bệnh có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 lập tức liên hệ và hướng dẫn người bệnh đến các bệnh viện để được tầm soát theo quy định (sử dụng xe cá nhân hoặc xe taxi chuyên vận chuyển F0).

Tại tỉnh Hà Nam, ngày 11/10/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1799/QĐ-UBND về việc kết thúc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với một phần địa bàn xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam từ 17 giờ ngày 11 tháng 10 năm 2021.

Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Hà Nội, Hải Phòng bỏ quy định cách ly tập trung 7 ngày khách từ TP HCM, Đà Nẵng
Hà Nội, Hải Phòng bỏ quy định cách ly tập trung 7 ngày khách từ TP HCM, Đà Nẵng

Trong ngày 11/10, Hà Nội và Hải Phòng đồng loạt bỏ quy định cách ly y tế tập trung đối với các hành khách đi từ TP HCM. Thay vào đó, hành khách được theo dõi sức khỏe taị nhà hoặc nơi cư trú.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN