Bố bị con cho “ra rìa”

"Bố ơi, con muốn nằm cạnh mẹ! Bố sang phòng khách đi”, bé Ngọc (9 tuổi) nhìn bố, giọng khẩn khoản. Bé quyện hơi mẹ đến nỗi tối nào cũng chỉ nằm cạnh mẹ, và bắt bố sang phòng khách ngủ. Bố mẹ bé chỉ biết cười trừ và chiều ý con.

Không chỉ đòi ngủ cạnh mẹ, Ngọc lúc nào cũng quanh quẩn chân mẹ và chẳng mấy khi vui chơi với bố. Càng ngày, bố bé càng cảm thấy bị đẩy ra rìa.

Cảm giác ghen tị và có đôi chút buồn là không thể tránh khỏi khi con thể hiện tình yêu như vậy, nhưng sự gắn kết giữa bố và con là điều thiêng liêng, và chắc chắn trẻ không phải vì ghét bỏ bạn mà xa lánh. Nhiều khi, chính trẻ cũng không nhận thức được điều mình đang làm.

Coi đây là một phần trong quá trình phát triển

Ở độ tuổi này, trẻ đang phát triển hàng loạt các hệ thống yêu, ghét… khác nhau, từ đôi giày, chiếc áo, con búp bê đến bạn bè… và cách thể hiện hoàn toàn theo bản năng, nhiều khi có thể ảnh hưởng đến tình cảm của người bị yêu, ghét.

Theo các bác sĩ tâm lý thì khi trẻ đuổi mẹ hoặc bố ra ngoài, để đòi người còn lại đọc truyện cho nghe thì chỉ đơn giản là con thích cách đọc của người này chứ không phải là bé ghét bỏ người kia.

(Ảnh mang tính minh họa)

Đây là tâm lý phát triển bình thường ở trẻ, sự gắn kết giữa bố và bé là điều khó có thể chia cắt được nên chỉ sau một thời gian ngắn, tâm lý của trẻ sẽ trở lại bình thường.

Não bộ của trẻ giai đoạn này chưa hoàn toàn phát triển, học nhanh và quên cũng nhanh, yêu nhanh và ghét cũng nhanh, chính vì thế, người cha có thể lựa chọn một số biện pháp dưới đây để “tiếp cận” lại với con.

Thoải mái tinh thần

Thường thường, khi bạn vẫn còn cho con bú, bé coi mẹ là nhất, bố chẳng là gì cả, thậm chí không thèm theo bố, nên bây giờ, bạn có thể phần nào liên hệ cảm giác của bé lúc đó để thấy đỡ tủi thân.

Suy ngược lại, đa số các bé lúc đầu đều thế, mà sau này đều quý bố mẹ như nhau nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm “chiếm” lại tình cảm của con.

Chơi đùa cùng nhau

Cả tuần bận rộn với công việc, thời gian bạn dành cho con chỉ là những lúc cho con ăn, tắm và ru con ngủ, không có chút thời gian vui chơi nào. Cuối tuần thì bố mẹ mệt, tranh thủ ngủ bù và thời gian dành cho con cũng bị “xén” bớt đi.

Thay vì ngủ nướng, sáng sớm chủ nhật cả nhà bạn có thể ra công viên, tập luyện thể thao, chơi đùa, buổi trưa không phải lao vội về nhà nấu cơm nữa mà ra một quán nào đó, ăn đổi món. Như thế, cả nhà vui vẻ mà bạn được gần gũi con nhiều hơn.

Cho bố “ra rìa”

Dẫn con đi đến nhà bà, nhà bạn bè có trẻ em cùng lứa tuổi để chơi mà không cho bố đi cùng. Hay như lúc tắm, bạn có thể dạy con một bài hát nào đó, đừng khiến lúc tắm thành cực hình nhé.

Trái với tâm lý lo lắng của một số ông bố trẻ khi bị con cho “nghỉ chơi”, nhiều ông bố khác tin chắc rằng trước sau gì con mình cũng sẽ bám lấy bố không rời. Chính vì vậy, tận dụng khoảng thời gian này, họ thường nghỉ ngơi, chăm sóc sắc đẹp, làm một số công việc yêu thích trước khi lại dính vào việc chăm sóc con cái.

Cầm Trang

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN