Chiều 20/7, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp các gia đình bị ảnh hưởng trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long.
Nhằm chủ động phòng chống bão số 3 Wipha, Vùng 1 Hải quân đã chỉ đạo và triển khai nhiều biện pháp chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão, đặc biệt là đối với các đơn vị khu vực Hải Phòng và Quảng Ninh.
Trước dự báo về bão số 3 (WIPHA) có diễn biến phức tạp và cường độ mạnh, chiều 20/7, Đội Cảnh sát đường thủy số 2, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với UBND và Công an phường Hồng Hà tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế dọc tuyến sông Hồng; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão.
Một ngày sau vụ tai nạn lật tàu trên vịnh Hạ Long, ngày 20/7, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong tỉnh Quảng Ninh đã chung tay chia sẻ nỗi đau, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, góp phần xoa dịu nỗi đau cho các nạn nhân và gia đình.
Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 (tên Quốc tế là WIPHA), tỉnh Hưng Yên đang khẩn trương thực hiện các công việc ứng phó với cơn bão, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của bão đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Tối 20/7, Công ty Điện lực Đồng Nai cho biết, trận dông lốc xảy ra trưa cùng ngày đã khiến hệ thống điện nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bị ảnh hưởng, hàng chục ngàn khách hàng bị cúp điện.
Liên quan đến tàu Vịnh Xanh 58, bị lật trên vịnh Hạ Long khi gặp dông lốc khiến 35 người chết, 4 người mất tích, 10 người bị thương và đã hồi phục sức khỏe, đại diện Sở Xây dựng Quảng Ninh cho biết, tàu còn đăng kiểm và có chất lượng an toàn đảm bảo cao hơn tiêu chuẩn quy định.
Sự việc đau lòng sau vụ tai nạn lật thuyền du lịch do mưa dông trên Vịnh Hạ Long chiều 19/7 đã để lại nhiều xót thương. Đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng đã xác định rõ danh tính 35 người, 4 nạn nhân còn lại vẫn đang được tìm kiếm cứu nạn.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện số 05, cấm biển từ 8 giờ ngày mai (21/7).
Do ảnh hưởng của bão số 3, tỉnh hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang diễn biến khá phức tạp. Toàn tỉnh đang xảy ra gió giật mạnh kéo dài, một số nơi đang diễn ra mưa, giông lớn, bắt đầu gây thiệt hại tại một số địa phương.
Ngày 20/7, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 Wipha có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Bắc Bộ; trong đó, có Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản 2474/UBND-TC yêu cầu các địa phương, sở, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động theo dõi, ứng phó với bão WIPHA và hoàn lưu mưa sau bão.
Ngày 20/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Công điện số 19-CĐ/TU về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với cơn bão số 3 (bão Wipha).
Là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (tên quốc tế WIPHA), tỉnh Bắc Ninh đã kích hoạt toàn bộ hệ thống ở mức cao nhất, chiều 20/7, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã thành lập 3 đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, nắm bắt tình hình tại các khu vực xung yếu.
Theo báo cáo nhanh của UBND Đặc khu Cát Hải (Hải Phòng), để đảm bảo an toàn cho nhân dân, du khách, hạn chế tối đa những ảnh hưởng do bão số 3 (bão Wipha) gây ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Đặc khu Cát Hải đã tổ chức thông tin cho các doanh nghiệp, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn và du khách lưu trú trên địa bàn về diễn biến của bão Wipha.
Ngày 20/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản số 4596/BNNMT-ĐĐ gửi 13 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3 và mưa lũ.
Ngày 20/7, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Công điện gửi các sở, ngành, địa phương về việc tập trung ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt và bảo đảm ổn định đời sống nhân dân do ảnh hưởng của bão số 3 (bão WIPHA), tại thành phố Hải Phòng, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bão.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 560 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118- 133 km/h), giật cấp 15; di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20-25 km/h.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn ngày 20/7, do ảnh hưởng của mưa dông, sấm sét trên địa bàn tỉnh đã làm 1 người chết, 165 nhà bị tốc mái.
Từ trưa ngày 20/7, mưa lớn kèm gió giật mạnh đã khiến hàng loạt cây xanh tại TP Hồ Chí Minh bị gãy đổ, bật gốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, đặc biệt là ở các khu vực ngoại thành.