Sáng 20/7, lực lượng chức năng với số lượng hàng trăm người tại xã Duy Xuyên (thành phố Đà Nẵng) vẫn đang nỗ lực khống chế vụ cháy tại khu vực rừng keo của người dân xảy ra trên địa bàn.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng vừa ký Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL gửi Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố yêu cầu tập trung úng phó với bão số 3 năm 2025.
Chiều 19/7, dông lốc bất ngờ xảy ra tại nhiều địa phương khu vực miền Bắc đã ảnh hưởng đến việc cung cấp điện trên diện rộng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ sáng ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 830km về phía Đông.
Với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", phát huy tinh thần đoàn kết, linh hoạt, sáng tạo, bằng phương pháp tiếp cận phù hợp, cách làm đột phá, thần tốc, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc về đích sớm trước 5 năm so với mục tiêu đề ra.
Đêm 19/7, lý giải về nguyên nhân gây mưa dông xảy ra trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chiều 19/7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủ y văn Quốc gia thông tin, chiều 19/7/2025 ở khu vực Bắc Bộ đã xuất hiện mưa dông diện rộng, nhiều nơi có dông mạnh, lốc xoáy và gió giật mạnh, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Một số nơi có gió giật mạnh như: trạm Cửa Ông (Quảng Ninh) 16m/s (cấp 7), trạm Bãi Cháy (Quảng Ninh) 26m/s (cấp 10), trạm Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) giật 18m/s (cấp 8);…
Chiều tối 19/7, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện gió lớn đột ngột, kèm theo mưa giông đã gây nhiều thiệt hại tại một số khu vực. Nhiều mái tôn, biển quảng cáo bị gió tốc, cây xanh gãy đổ, ảnh hưởng đến giao thông.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 22 giờ 40 phút ngày 19/7 đến 4 giờ 40 phút ngày 20/7, khu vực các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục có mưa với lượng mưa tích luỹ phổ biến từ 20-60mm, có nơi trên 90mm.
Tại Tuyên Quang, theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chiều 19/7, mưa giông, gió lớn đã làm gãy đổ nhiều cây xanh, hư hại tài sản của người dân trong tỉnh.
Nhằm giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại do bão gây ra, các địa phương của thành phố Hải Phòng đã sẵn sàng, chủ động, khẩn trương trong phòng, chống bão số 3.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 19/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89 - 117km/giờ), giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20-25km/h. Như vậy sức gió giật tăng thêm 2 cấp so với lúc 16h cùng ngày.
Đến tối 19/7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực ứng cứu, tìm kiếm các nạn nhân trong vụ đắm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.
Ngày 19/7, trước diễn biến phức tạp của bão số 3 trên Biển Đông, UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống bão, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Chiều ngày 19/7, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An đã có Công điện số 5, chỉ đạo chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) và nguy cơ mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Ngày 19/7, trên một số trang mạng xuất hiện thông tin có nhóm du khách bị mắc kẹt do mưa to gió lớn trong quá trình tham quan tại Khu du lịch Tam Cốc, tỉnh Ninh Bình. Trước thông tin này, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, hoàn toàn không có du khách nào bị mắc kẹt trong quá trình tham quan.
Theo Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh, đến 18 giờ 30 phút ngày 19/7, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh đã cứu được 10 người và vớt được 3 thi thể nạn nhân trong vụ chìm tàu khách du lịch xảy ra chiều 19/7 tại vịnh Hạ Long.
Ngày 19/7, thông tin từ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Phong Phú, thành phố Huế Nguyễn Văn Dũng, vụ cháy rừng trên địa bàn diễn ra vào khoảng 10 giờ sáng cùng ngày.
Ngày 19/7, chỉ trong 1 giờ từ 16 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút, trời Hà Nội tối sầm, sấm sét, giông gió nổi lên giật tung nhiều biển quảng cáo, mái tôn nhà cao tầng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 118,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, mưa dông kèm theo gió mạnh ở các tỉnh, thành phía Bắc chiều 19/7 không phải do ảnh hưởng bão số 3 Wipha.