11:06 30/11/2013

Vũ khí tấn công chính xác (Tiếp theo và hết)

Thứ nhất, các nước không cần thiết phải sở hữu những tổ hợp giám sát - tấn công chính xác tầm xa. Mỹ đã đưa ra cam kết toàn cầu, bao gồm đảm bảo cho các nước được quyền tiếp cận những giá trị chung mà kinh tế thế giới phụ thuộc.

Tại sao vũ khí chính xác tầm xa chưa phổ biến?

Tên lửa Tomahawk của Mỹ.


Thứ nhất, các nước không cần thiết phải sở hữu những tổ hợp giám sát - tấn công chính xác tầm xa. Mỹ đã đưa ra cam kết toàn cầu, bao gồm đảm bảo cho các nước được quyền tiếp cận những giá trị chung mà kinh tế thế giới phụ thuộc. Sau vụ tấn công gây chấn động của al Qaeda nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, quân đội Mỹ đã sa lầy vào hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Cuộc chiến chống khủng bố khiến Mỹ buộc phải tiêu diệt chính xác những nguy hại xuất hiện, dù ở mức nhỏ nhất. Với các nước khác: Rõ ràng là Nga có đủ trình độ kỹ thuật để triển khai vũ khí tấn công chính xác tầm xa. Nhưng từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga đã không đặt nặng việc đầu tư phát triển chúng và trong các cuộc chiến ở các nước láng giềng như Chechnya, Estonia và Georgia thì quân đội Nga không có lý do thuyết phục để phát triển hệ thống này. Các nước châu Âu như Pháp và Anh cũng sở hữu những công nghệ cho phép phát triển hệ thống do thám - tấn công nhưng họ vẫn không có lý do thỏa đáng để đầu tư.


Lý do thứ 2 bắt nguồn từ sự phức tạp và những khó khăn trong kết nối hệ thống đạn đạo dẫn đường; hệ thống cảm biến trên diện rộng; khả năng định vị, định hướng và tính toán thời gian (PNT); điều hành mạng lưới, kiểm soát, liên lạc và điều khiển máy tính (C4) để theo đuổi nhiều mục tiêu di động trong thời gian thực. Trong trường hợp mục tiêu cố định như các căn cứ quân sự hay cảng biển, thì tên lửa đạn đạo với tầm phóng thích hợp là đã đủ đáp ứng và mạng lưới chiến đấu phức tạp là không cần thiết. Nhưng trong trường hợp mục tiêu ngụy trang, di chuyển hoặc nhạy cảm về mặt thời gian thực thì đòi hỏi cốt yếu là phải có một mạng lưới chiến đấu có khả năng tìm ra mục tiêu và tấn công đúng lúc; tuy nhiên việc thiết lập và duy trì một hệ thống hiệu quả trong điều kiện chiến đấu thực tế là vô cùng khó khăn.


Phát hiện tập hợp các mục tiêu là một ví dụ. Hệ thống Assault Breaker được tạo ra ban đầu là để nhắm vào các mục tiêu là xe tăng và phương tiện bọc thép của các nước trong Hiệp ước Vacsava và Hệ thống Radar Giám sát Mục tiêu Tấn công Liên quân (JSTARS) đã được phát triển bởi Không quân Mỹ để tìm kiếm các mục tiêu này. Tuy nhiên, các lực lượng của Mỹ trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” (trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991) hầu như không thành công trong việc tiêu diệt các bệ phóng tên lửa di động Scud (do Nga sản xuất và được cải biến) của Iraq, mặc dù có lúc chúng nằm ngay sát các phi đội bay của Mỹ. Sau đó, trong cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, chiến dịch do thám - tấn công của Mỹ tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu liên tục lẩn trốn là các trùm khủng bố.

 

Thậm chí Mỹ còn có lực lượng triển khai đặc biệt với khả năng do thám - tấn công nhắm vào các thủ lĩnh al Qaeda và Taliban cũng như các chi nhánh của tổ chức này bên ngoài lãnh thổ Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, đấy là câu chuyện của Mỹ. Hầu hết các quốc gia khác đều chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về vấn đề này. Nhiệm vụ phát hiện các bệ phóng tên lửa di động và săn lùng khủng bố đã đẩy quân đội Mỹ thừa nhận một trong những thách thức lớn nhất với chiến dịch do thám - tấn công, đó là các nước khác không có đủ nguồn lực hoặc không có nhu cầu phát triển hệ thống này. Câu chuyện này minh chứng cho một nhận định năm 1993 của Andrew Krepinevich rằng, chiến dịch liên quân và liên kết mạng lưới ở mức độ cao hơn bộc lộ là yếu tố khó khăn nhất của do thám - tấn công. Những khó khăn này giải thích tại sao sự phổ biến của hệ thống do thám - tấn công trên phạm vi tầm xa lại diễn ra khá chậm.


Thứ ba, mặc dù đạn đạo dẫn đường chính xác (PGM) hiện nay đã thể hiện độ chính xác rất cao bất chấp khoảng cách, thì chi phí để chế tạo chúng lại không hề rẻ. Loại tên lửa hành trình tầm xa, như tên lửa không đối đất có tầm bắn mở rộng JASSM của Không quân Mỹ và loại tên lửa chiến thuật Tomahawk của Hải quân Mỹ, đắt đỏ hơn nhiều so với loại bom nhỏ và sức công phá trung bình (SDB) hay đạn đạo tấn công trực tiếp (JDAM). Thậm chí với một quốc gia giàu có như Mỹ, các loại tên lửa hành trình có vệ tinh dẫn đường và tên lửa chiến thuật Tomahawk vẫn không thể được trang bị thoải mái về số lượng. Tóm lại, chi phí đắt đỏ chính là lý do thứ 3 giải thích tại sao vũ khí tấn công chính xác chỉ xuất hiện ở Mỹ.


Tuy nhiên, vũ khí tấn công chính xác có thể sẽ được sản xuất ở những nước “kẻ thù” của Mỹ, cho dù với số lượng nhỏ. Từ năm 1942, quân đội Mỹ đã thể hiện sức mạnh vô song trong các cuộc chiến ở hải ngoại, kể cả việc triển khai các chiến dịch từ các căn cứ bên ngoài. Trên chiến trường trước đây, lực lượng Mỹ phụ thuộc vào máy bay tầm ngắn, phương tiện cơ giới mặt đất và sự tiếp vận để đánh bại kẻ thù. Sự phát triển lan rộng của vũ khí chính xác làm tăng khả năng cho các nước như Trung Quốc và Iran một ngày nào đó sẽ lợi dụng để tạo ra “vùng cấm”, gây khó khăn và tốn kém cho Mỹ trong triển khai quân sự ở các căn cứ ở nước ngoài như hiện nay.


Kết quả này có thể sẽ khiến Mỹ phải thay đổi suy nghĩ cơ bản về vai trò của mình trên thế giới. Hoặc là Mỹ lựa chọn cách bảo vệ sức mạnh trên phạm vi toàn cầu bằng phát triển vũ khí tấn công từ xa, hoặc là lựa chọn việc thu hẹp khả năng trong bảo vệ lợi ích toàn cầu, khả năng can dự toàn cầu và khả năng trấn an đồng minh. Cho tới khi Mỹ phải đối mặt với những lựa chọn này thì vũ khí tấn công chính xác đã dần dần phát triển. Khả năng về sự hình thành một kỷ nguyên về vũ khí tấn công chính xác là điều có thể và trong kỷ nguyên đó, quân đội Mỹ không còn nắm hầu hết các quân át chủ bài. Đặc biệt sau vụ tấn công khủng bố 11/9, lực lượng quân sự Mỹ đã không minh chứng được nhiều điều. Giống như Andrew Marshall than vãn cách đây 2 thập kỷ, “rất nhiều người chấp nhận ý niệm rằng cuộc cách mạng quân sự đang diễn ra, nhưng cũng có rất ít những người tạo ra những thành tựu to lớn bắt nguồn từ những niềm tin này”.


Đức Trung (theo N.I)