10:09 08/10/2020

Vỏ lãi – phương tiện giao thông đặc thù ở vùng sông nước miền Tây

Ai đã đến với miền Tây Nam Bộ, nơi có nhiều kênh rạch chằng chịt đều rất háo hức thưởng thức một lần ngồi trên vỏ lãi để cảm nhận phương tiện giao thông đặc thù này.

Vỏ lãi hay còn gọi là tắc ráng, tên một loại thuyền máy nhỏ, dài hình thoi, thường làm bằng gỗ hoặc nhựa composite gắn thêm máy, là phương tiện di chuyển chủ yếu và phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vào mùa nước nổi.

Vỏ lãi có tốc độ di chuyển nhanh. Đến với vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ du khách nước ngoài mà nhiều bà con các tỉnh phía Bắc cũng rất thích thú được trải nghiệm trên những chiếc vỏ lãi lướt trên sông nước.

Ở các tỉnh như Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang… gia đình nào cũng có phương tiện này để đi lại.  

Ngày nay, sự hiện diện của chiếc vỏ lãi trong đời sống sông nước miền Tây đã trở thành một nét văn hóa độc đáo mang tính chất đặc thù ở vùng đất chín rồng.

Video và hình ảnh về vỏ lãi ở vùng sông nước miền tây:

Chú thích ảnh
Chiếc vỏ lãi đã trở thành một phần quen thuộc của cuộc sống người dân miệt châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.
Chú thích ảnh
Từ những mùa nước nổi mênh mông cho đến những mùa khô nơi nhiều kênh rạch chỉ còn xâm xấp nước, những chiếc vỏ lãi vẫn len lỏi khắp nơi.
Chú thích ảnh
Vỏ lãi chạy trên sông được người dân các tỉnh miền Tây xem như "chiếc xe gắn máy" trên đất liền.
Chú thích ảnh
Hầu như nhà nào cũng "tậu" cho mình chiếc vỏ lãi. Ngày nay, những tuyến đường bộ đã được kết nối nhưng không vì thế mà chiếc vỏ lãi bị lãng quên.
Chú thích ảnh
Sự hiện diện của chiếc vỏ lãi đã trở thành một nét văn hoá độc đáo mang tính chất đặc thù của vùng đất miền Tây.
Chú thích ảnh
Ngồi trên những chiếc vỏ lãi, rong ruổi khắp miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long sẽ cho ta cảm giác mênh mang, gần gũi và thuần khiết hơn so với len lách cùng những khói bụi xe máy.
Viết Tôn/Báo Tin tức