02:22 22/02/2013

Vén màn hồ sơ nước Anh trong Thế chiến thứ I - Kỳ 2: “Mỏ vàng” từ Hồ sơ Trợ cấp

Khi phương pháp tìm kiếm dựa trên hồ sơ phong tặng huân chương lâm vào ngõ cụt, Hiệp hội Mặt trận miền Tây (WFA) đã chuyển hướng sang nghiên cứu, tìm kiếm các thông tin được ghi lại trên các Hồ sơ Trợ cấp trong thời kỳ Thế chiến thứ I mà chính phủ Anh quyết định sẽ mang đi tiêu hủy.

Khi phương pháp tìm kiếm dựa trên hồ sơ phong tặng huân chương lâm vào ngõ cụt, Hiệp hội Mặt trận miền Tây (WFA) đã chuyển hướng sang nghiên cứu, tìm kiếm các thông tin được ghi lại trên các Hồ sơ Trợ cấp trong thời kỳ Thế chiến thứ I mà chính phủ Anh quyết định sẽ mang đi tiêu hủy. Kết quả đem lại nằm ngoài sức tưởng tượng của chính giới sử gia lẫn các nhà nghiên cứu và những người quan tâm.


 

Hiệp hội Mặt trận miền Tây.

 

Hai năm trước, nhận được thông tin Bộ Quốc phòng sẽ không lưu trữ hồ sơ xin trợ cấp và các tài liệu liên quan của các binh sĩ trong Thế chiến thứ I, WFA đã huy động các nguồn lực để mua lại kho hồ sơ quý giá này nhằm giúp giới nghiên cứu và những người quan tâm tìm hiểu thêm về bối cảnh của nước Anh trong Thế chiến thứ I.


Trong và sau chiến tranh, người thân của các binh sĩ, thủy thủ, phi công và y tá Anh hy sinh trên chiến trường đều được hưởng một khoản trợ cấp. Ngoài ra, chính phủ cũng cấp trợ cấp cho quân nhân tại ngũ bị thương hoặc trong khi chiến đấu. Điều đáng lưu ý ở đây là mỗi người xin trợ cấp đều dùng một tờ sơ yếu lý lịch, trong đó có thông tin về quân nhân là người thân của họ từng phục vụ trong cuộc chiến.


 

Đơn xin Hồ sơ Trợ cấp của thân nhân.

 

Được gọi là "Hồ sơ Trợ cấp”, các tài liệu này kết hợp thông tin phả hệ gia đình với các dữ liệu của quân đội. Do đó, hồ sơ này sẽ cung cấp đáng kể các thông tin quý báu về những người lính từng phục vụ trong Lục quân và Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến thứ I, cũng như họ hàng thân thích của họ.


WFA thừa nhận việc chụp lại hồ sơ lý lịch và sổ cái trên để công bố trước công chúng là một khối lượng công việc đồ sộ và để hoàn thành sẽ phải mất hàng tháng trời. Cùng với việc chụp và số hóa tất cả hồ sơ nói trên, nhóm chuyên gia của WFA sẽ gắn mã hiệu cho mỗi hồ sơ với các dữ liệu đầy đủ để phục vụ công tác tìm kiếm nghiên cứu sau này.


 

Thẻ nhận trợ cấp của một thân nhân.

 

Trước đây, để tìm hiểu thông tin về một cá nhân từng phục vụ trong quân đội Anh trong khoảng thời gian 1914 - 1918, chỉ có một cách duy nhất là thông qua “Danh mục phong tặng Huân chương” (hồ sơ ghi lại các binh sĩ, sĩ quan được phong tặng huân, huy chương). Trên thực tế, so với việc tìm một hồ sơ trong đống “Kho hồ sơ cháy”, thì đây là phương cách hiệu quả hơn, mang lại nhiều hy vọng và cơ hội tìm kiếm hơn cho các nhà nghiên cứu và sử gia. Được WFA lưu trữ nhiều năm trước, các thẻ phong tặng huân chương này cung cấp thông tin cơ bản như tên tuổi, cấp bậc, số hiệu và đơn vị chiến đấu. Tuy nhiên, vấn đề là ngay cả khi biết được đơn vị chiến đấu của người lính, thì các nhà nghiên cứu và sử gia lại không thể chắn chắc rằng liệu thẻ mục lục phong tặng huân chương này có thuộc về đúng cá nhân mà họ nghiên cứu hay không. Đặc biệt, trong các trường hợp các binh sỹ trùng các họ phổ biến - như John Smith và Arthur Jones. Khó khăn này đã khiến quá trình tìm kiếm, nghiên cứu lâm vào ngõ cụt.


Trong khi đó, các Hồ sơ Trợ cấp lại cho biết địa chỉ của tất các cả quân nhân lẫn gia đình của họ. Hơn nữa, các Hồ sơ Trợ cấp này còn bao gồm cả các cá nhân sống sót sau chiến tranh cũng như những người lính đã hy sinh trong chiến đấu hoặc do thương tật, bệnh tật. Trong rất nhiều trường hợp, các Hồ sơ Trợ cấp còn cung cấp chi tiết cả các đơn vị chiến đấu, số hiệu của đơn vị, mức độ tàn tật, khoản tiền trợ cấp và các khoản thanh toán khác. Thêm vào đó, nhiều hồ sơ còn ghi rõ cả tên tuổi, ngày sinh của con cái, vợ chồng các quân nhân nhằm xác định rõ ràng người được hưởng trợ cấp của chính phủ. Mức độ thông tin chính xác và rõ ràng này sẽ cho phép các nhà nghiên cứu xác định các đối tượng, chủ thể của họ. Dựa vào đó, chỉ cần sử dụng các từ khóa như số hiệu đơn vị, sư đoàn, thị trấn, đường phố, họ tên và các tiêu chuẩn khác là có thể tìm ra được thông tin cần thiết.


Có rất nhiều loại hồ sơ sơ yếu lý lịch khác nhau trong các tập hồ sơ mà WFA đã mua lại được. Sẽ phải mất hàng năm trời để hoàn thiện phân tích đầy đủ các thông tin, song có thể phác thảo sơ bộ các hồ sơ này như sau: Phần lớn các hồ sơ này là các tấm thẻ có kích cỡ bằng trang giấy A5 hoặc nhỏ hơn. Ban đầu, các tấm thẻ này được sử dụng để xác định vị trí và lần theo các tập tài liệu từng bị phá hủy hồi năm 1940. Có 5 loại thẻ chủ yếu dành cho các quân nhân phục vụ trong Quân đội Anh. Ba trong số 5 loại thẻ này liên quan đến các binh nhì và các hạ sỹ quan, và hiện là phân khu hồ sơ lớn nhất của WFA. Các thẻ này được phân hạng như sau: Hạng đã hy sinh (chiếm gần 1 triệu hồ sơ); Góa phụ và thân thích của Hạng đã hy sinh (hơn 1 triệu hồ sơ); Hạng sống sót và yêu cầu/từ chối/nhận trợ cấp (trên 2,5 triệu hồ sơ); Hạng sĩ quan và góa phụ của sĩ quan (khoảng 150.000 hồ sơ); và các thẻ của thủy thủ hải quân (gần 5.000 hồ sơ).


LAT

 

Đón đọc kỳ cuối: Những bằng chứng sống mãi