03:17 12/03/2012

Về Lương Đình xem rác ngập đường

Người dân thôn Lương Đình (xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) từ bao năm nay mưu sinh bằng nghề nhặt nilon, phế liệu từ bãi rác Nam Sơn- khu xử lý chất thải lớn nhất của Thủ đô.

Người dân thôn Lương Đình (xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) từ bao năm nay mưu sinh bằng nghề nhặt nilon, phế liệu từ bãi rác Nam Sơn- khu xử lý chất thải lớn nhất của Thủ Đô. Từ lâu, thôn nhỏ ven đô này đã được mệnh danh là “xóm ung thư”, bởi tỉ lệ mắc các bệnh về ung bướu cao đột biến. Tận mắt chứng kiến cuộc sống và sự ô nhiễm của môi trường nơi đây, chúng ta phần nào cảm nhận được lí do của thực trạng trên.

Lương Đình có gần 300 hộ dân thì hơn một nửa số dân số thôn ó người từng mắc các bệnh ung bướu. Với phụ nữ thì ung thư vú, ung thư tử cung là những chứng bệnh thường gặp. Nam giới trong thôn cũng hay bị sỏi mật, ung thư vòm họng…

Đến Lương Đình, bao trùm nơi đây là bầu không khí độc hại mà những người chưa một lần ghé đến sẽ khó có thể chịu được. Sự hoang vắng bao trùm khắp mọi con đường, mọi ngõ ngách. Thứ duy nhất tràn ngập ở Lương Đình là rác!


Đến Lương Đình, người lạ sẽ bị ấn tượng ngay bởi không gian đủ sắc màu của túi nilon! Rắc ngập khắp nơi.


Túi nilon được “tập kết” trong vườn của một gia đình làm nghề nhặt rác. Trung bình, để có một “khu vườn” như thế này, người dân mất khoảng từ 3-4 đêm thu gom (bãi rác Nam Sơn chỉ “mở cửa” cho dân nhặt rác trong khoảng từ 3- 6 giờ sáng).


Túi, sau khi được phơi khô, sẽ được người dân rửa bằng nước trước khi bán lại cho các cơ sở tái chế.


Con mương tưới tiêu được một hộ dân “khéo léo” ngăn dòng chảy cho việc “rửa rác”.


Chính vì tận dụng mương máng để “rửa rác” nên nguồn nước ở Lương Đình bị ô nhiễm nặng nề. Dòng nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối tiếp tục được sử dụng để tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.


Một đoạn cống của thôn bị tắc nghẽn do rác quá nhiều. Nguồn nước ô nhiễm là vậy nhưng hàng ngày, người dân địa phương vẫn dùng nước giếng khoan và lọc qua những công đoạn hết sức thô sơ để sử dụng.


Nguồn nước bị ô nhiễm vẫn được một hộ dân bơm vào nhà sử dụng.


Đoạn sông chảy qua địa phận thôn đặc quánh bởi rác.


Dù sự ô nhiễm nhìn thấy rõ và hàng ngày hàng giờ tác động tiêu cực đến sức khỏe nhưng người dân Lương Đình vẫn mưu sinh bằng nghề nhặt rác. Trung bình, thu nhập một tối nhặt rác thường đạt từ 50.000- 100.000 đồng/người, một hộ dân một ngày có thể kiếm vài trăm ngàn đồng từ rác.


Con đường làng ngập ngụa trong túi nilon. Ban ngày, thôn rất vắng vẻ người qua lại. Các gia đình thường đóng kín cửa để tránh mùi ô uế khó chịu.


Trong dòng nước bẩn và những bãi rác lộ thiên, trẻ em vẫn tìm niềm vui từ việc lội mương bắt cá cóc.


Nhà văn hóa thôn vắng vẻ người qua lại và lối vào lúc nào cũng được bao phủ bởi rác.


Con người đã dựa vào rác để mưu sinh, ở Lương Đình có lẽ tất cả mọi sinh vật đều tìm kiếm sự sống từ rác.


Gia súc cũng kiếm ăn trên rác.


Căn nhà của cô Đỗ Thị Thảo, một người mưu sinh bằng nghề lựa rác từ hơn chục năm nay. Hiện nay, cô đang sống một mình do con trai đã mất vì mắc bệnh ung thư vòm họng.


Chùm ảnh: Việt Thành