05:13 22/05/2015

Vẻ đẹp nín thở của Sơn Đoòng trên tạp chí Mỹ

Tạp chí National Geographic mô tả bên trong lòng hang Sơn Đoòng là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp với rừng cây rộng lớn và diện tích đủ bao trọn cả một tòa nhà chọc trời.

Tạp chí National Geographic của Mỹ mô tả bên trong lòng Sơn Đoòng là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp với rừng cây rộng lớn và diện tích đủ bao trọn cả một tòa nhà chọc trời.

Hang Sơn Đoòng ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Sau một thời gian dài “ngủ quên”, “người khổng lồ” Sơn Đoòng đã thức giấc và đang chứng minh cho toàn thế giới thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn của mình.

Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Carsten Peter ghi lại trong chuyến thám hiểm:

Một tòa nhà cao 40 tầng có thể lọt vừa hang Sơn Đoòng, được phát hiện lần đầu tiên bởi một người đi rừng Việt Nam, ông Hồ Khanh.


Rừng nhiệt đới trong lòng hang động? Một phần trần của hang sập xuống từ lâu đã để ánh sáng lọt vào, từ đó cây cối đua chen rậm rạp. Trong ảnh, nhà thám hiểm Sewell đang đu dây xuống khu vực được đặt tên là "Vườn Edam" này.


Đi sâu vào lòng đất, đoàn thám hiểm bước vào Hang Én.


Họ sững sờ trước cảnh tượng như một thác nước đang đổ xuống.  


Những tảng đá rêu trơn tuột tại lối vào cửa hang Sơn Đoòng, xung quanh cây cối mọc xanh tốt. Phóng viên Mark Jenkins cẩn trọng bước từng bước. Ông nói: "Mặc dù các hang động này rất lớn, nhưng bạn không thể nhìn thấy chúng cho đến khi bạn thực sự đứng trước chúng". Những người tìm kiếm đã phát hiện ra Sơn Đoòng sau khi nghe thấy tiếng gió rít từ các miệng hang dưới lòng đất.


Khoảng không thoáng mát cùng với luồng ánh sáng tự nhiên bên trong Sơn Đoòng được dẫn từ lỗ hổng phía trên đã giúp cây cối sinh trưởng tốt. Điều này khác biệt với không gian tối tăm và chật chội của phần lớn các hang động khác. Dương xỉ và các loại cây xanh phủ kín các tảng đá. Trong khu rừng này, các nhà thám hiểm còn tìm thấy các loài động vật như khỉ, rắn, chim chóc sinh sống.


Những viên đá tròn được ví như những viên ngọc lấp đầy các khe đá gần khu vực Vườn Edam.


Các nhà thám hiểm đi trên những mép đá rêu phong uốn lượn như một mê cung.


Khối đá lớn hiện lên trong thứ ánh sáng huyền ảo tựa như một lâu đài nằm trên đồi. Một cơn bão đã làm nước trong hồ đầy tràn, báo hiệu mùa khám phá hang động sắp kết thúc.


Thử thách khó nhất với đoàn thám hiểm là tìm được lối đi trên “Vạn lý trường thành của Việt Nam”, là một vách thạch nhũ khổng lồ trơn tuột cao khoảng 70m. Hai nhà leo núi Sewell và Howard Clarke tìm cách bắt các mũi khoan để dẫn dây đưa đoàn thám hiểm leo lên. Khi vượt qua được khối thạch nhũ, họ đã tìm thấy lối thứ hai để vào hang.


Sewell khoan chốt vào vách đá để bắt dây leo.


“Nghe như có một đoàn tàu đang lao đến”, Sewell tả về tiếng ồn của thác nước chảy đổ vào Sơn Đoòng qua hố sụt có cái tên rất lạ “Coi chừng khủng long”. “Một trận mưa mùa khô có thể các dòng chảy mạnh hơn. Những người thám hiển sợ bị nhấn chìm? Có lẽ ở một hang động nhỏ hơn, chứ không phải tại đây”, trưởng đoàn thám hiểm Howard Limbert nói.


Trong mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 hàng năm là mùa tham quan an toàn của Hang Ken. Mùa mưa đến những mạch nước ngầm dâng lên ngập lối đi khiến người ta không thể tiếp cận hang.


Một người vừa leo dây một khoảng gần 70m để xuống hang Loong Con. Một nhóm khảo sát phát hiện ra hang này vào năm 2010, hy vọng nó sẽ dẫn tới hang Sơn Đoòng. Người ta tin rằng phía sau bức tường đá lớn kia sẽ là một hang động lớn.


Luồng sáng lọt qua các khe đá hang Loong Con chiếu xuống các măng đá bên dưới, trông tựa như một vườn xương rồng.


Mây mù bảng lảng trên Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.


Hoàng Trang
(theo National Geographic)