01:10 27/01/2020

Về Bảy núi An Giang ăn bánh Kà tum để năm mới sung túc, đủ đầy

Kà tum theo tiếng Khmer có nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt.

Bánh Kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang như: Chol Chnam Thmay, Sen Dolta, Ok om bok. Điều đặc biệt, loại bánh này chỉ có duy nhất ở vùng đất Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Chú thích ảnh
Bà Neáng Phương (thứ 3 phải qua) ở xã Ô Lâm, Tri Tôn (An Giang) đang hướng dẫn các mẹ, các chị trong xã Ô Lâm cách gói bánh phối trộn các nguyên liệu chuẩn bị gói bánh Kà tum. 
Chú thích ảnh
 Bà Neáng Phương - người có hơn 40 năm gắn bó với bánh Kà tum (bìa phải) đang phối trộn các nguyên liệu chuẩn bị gói bánh.
Chú thích ảnh
Phần chóp bánh Kà tum được thắt một cách khéo léo giống như cánh hoa đang bung nở.
Chú thích ảnh
Bà Neáng Phương canh nồi bánh Kà tum sao cho bánh vừa chín tới, để bánh được ngon, bùi. 
Chú thích ảnh
Bánh Kà tum sau khi luộc chín được nhúng qua nước lạnh sẽ làm cho bánh không bị dính vào lá và dậy mùi thơm.
Chú thích ảnh
Bánh Kà tum sau khi luộc chín, bóc ngược về phần chóp bánh, phần nhân bánh không bị dính vào khuôn bánh.
Chú thích ảnh
Nguyên liệu làm bánh Kà tum rất quen thuộc, gồm có gạo nếp, đậu trắng, dừa, đường cát, muối… và phần lá cây thốt nốt để làm vỏ bánh. 
Chú thích ảnh
 Những chiếc bánh Kà tum có màu sắc rất đặc biệt, nhìn bề ngoài như một bông hoa. 
Tin, ảnh: Công Mạo (TTXVN)