Thương binh từ trần được xác nhận là liệt sĩ?

Bố đẻ bà Lê Thị Xuân (tỉnh Thanh Hóa) là thương binh nặng hạng 1/4, thương tật trên 81%, từng tham gia chống Mỹ cứu nước. Do vết thương tái phát, bố bà được điều trị tại Trạm y tế xã và chết tại nhà, trạm y tế xã xác nhận chết do vết thương tái phát.

Gia đình bà Xuân đã làm hồ sơ, nhưng được giải thích phải có giấy xác nhận và hồ sơ bệnh viện cấp huyện trở lên mới đủ điều kiện. Bà Xuân hỏi, bố của bà chết tại nhà có xác nhận của trạm y tế xã có đủ điều kiện được công nhận là liệt sĩ không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (không áp dụng đối với thương binh loại B) suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát thì được xem xét, xác nhận liệt sĩ.

Việc xem xét, xác định nguyên nhân tử vong là trách nhiệm của cơ quan y tế. Vì vậy, điểm i, khoản 1, Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP nêu trên và điểm a, khoản 8, Điều 4 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế thì đủ cơ sở xem xét, xác nhận là liệt sĩ.


Như vậy, trường hợp bố của bà là thương binh 81% có giấy xác nhận của trạm y tế xã kết luận chết do vết thương tái phát thì đủ cơ sở để xem xét, xác nhận là liệt sĩ.

Theo chinhphu.vn
Thủ tục ủy quyền thờ cúng liệt sĩ
Thủ tục ủy quyền thờ cúng liệt sĩ

Ông Đoàn Văn Năm (Lâm Đồng) có 2 người anh là liệt sĩ, hiện ông là con trai duy nhất trong gia đình. Năm 2006, sau khi mẹ ông chết, do hoàn cảnh riêng nên ông và chị gái ủy quyền cho người cháu thờ cúng liệt sĩ. Tuy nhiên, cháu của ông đã chết năm 2015.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN