01:15 23/01/2015

Ứng dụng bê tông nhựa siêu mịn vào bảo trì đường bộ

Ngày 23/1, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện đã đi kiểm tra công tác thi công dự án thí điểm sửa chữa hư hỏng mặt đường QL1 đoạn qua Bắc Giang. Đoạn đường này được áp dụng thí điểm công nghệ trải thảm bê tông nhựa siêu mịn.

Ngày 23/1, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện đã đi kiểm tra công tác thi công dự án thí điểm sửa chữa hư hỏng mặt đường QL1 đoạn qua Bắc Giang. Đoạn đường này được áp dụng thí điểm công nghệ trải thảm bê tông nhựa siêu mịn.

Công tác bảo trì đường bộ trên các tuyến quốc lộ hiện nay, nhất là quy trình xử lý lún nứt mặt đường, hằn lún vệt bánh xe hiện gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, trang thiết bị thi công. Điều này khiến nhiều công trình bị kéo dài thời gian hoàn thiện, chậm tiến độ nghiệm thu bảo trì, phát sinh nhiều chi phí tốn kém. Đồng thời, tuổi thọ của công trình sau bảo trì không đảm bảo.

Ứng dụng thi công bảo trì dự án sửa chữa hư hỏng mặt đường Ql1 đoạn qua Bắc Giang bằng công nghệ bê tộng nhựa siêu mịn


Theo Tổng cục Trưởng Nguyễn Văn Huyện, việc ứng dụng công nghệ trải thảm bê tông nhựa siêu mịn hiện đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công nghệ này cũng đã được thi công, nghiệm thu cho hiệu quả kinh tế về thời gian, tuổi thọ bảo trì đối với các công trình: QL20 qua Đà Lạt, đường vành đai 3 trên cao Hà Nội, đường sân bay tại các địa phương…

Công nghệ bê tông nhựa siêu mịn vừa có khả năng trám vết nứt lún, ổ gà, ổ voi và tái sinh bề mặt đường nhanh, vừa chống thấm, nước, chịu tải tốt. Quan trọng nhất là quá trình thi công có thể hoàn thiện được dưới trời mưa, khô nhanh, rút ngắn được tiến độ và giảm giá thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Trưởng Nguyễn Văn Huyện khẳng định: Từ năm 2015, sẽ ứng dụng công nghệ này rộng rãi trong quá trình thi công, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng mới, các công trình có nhu cầu bảo trì định kỳ, thường xuyên sử dụng nguồn Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương và địa phương.


Tiến Hiếu