02:10 24/02/2011

Tiến tới Bầu cử đại biểu QH và HĐND các cấp

Ngày 23/2 tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất nhằm thảo luận và thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII;

Ngày 23/2 tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất nhằm thảo luận và thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII; cơ cấu, thành phần, số lượng người của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIII.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh, Hội nghị hiệp thương do MTTQ Việt Nam tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng bởi bầu cử đại biểu QH khóa XIII là sự kiện chính trị quan trọng, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.


Kỳ bầu cử QH khóa XIII là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011, là dịp phát huy quyền làm chủ của nhân dân để nhân dân sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu của mình vào Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng cần nghiên cứu, tiếp thu, Phó Chủ tịch QH khẳng định sau cuộc họp này sẽ báo cáo đầy đủ với UBTVQH, Đảng đoàn QH. UBTVQH sẽ có ý kiến trả lời chính thức với MTTQ Việt Nam.

Theo Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, số lượng đại biểu QH chỉ nên giữ ở con số 500 đại biểu như các khóa trước cho dù dân số cả nước đã tăng nhiều, tính chất, mức độ công việc, vấn đề thuộc thẩm quyền

Quá trình hoạt động cũng cho thấy, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của QH phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đại biểu QH trong thực thi các nhiệm vụ. Như vậy, số lượng đại biểu cần có cơ cấu hợp lý nhưng phải dựa trên tiêu chuẩn, không vì cơ cấu mà bỏ quên hoặc xem nhẹ tiêu chuẩn, cần kết hợp rất chặt chẽ giữa cơ cấu và tiêu chuẩn để đảm bảo bầu ra những người thực sự tiêu biểu vào QH khóa XIII.

Các đại biểu thảo luận tập trung vào các nội dung về chất lượng đại biểu, đề nghị tăng số lượng đại biểu dân tộc thiểu số, tăng tỷ lệ người ngoài Đảng, giảm khối hành pháp ở Trung ương và tư pháp ở địa phương... Các đại biểu cũng bày tỏ mối quan tâm đến cơ cấu nữ và đại biểu khối kinh tế, đại biểu là Việt kiều, cũng như việc làm thế nào để đổi mới hoạt động kỳ họp QH cho sát thực tế… Các đại biểu đề nghị tăng số lượng đại biểu chuyên trách để hướng tới tính chuyên nghiệp cho QH...


Theo Tổng Thư ký Hội đồng bầu cử Trung ương Phạm Minh Tuyên: Dự kiến số lượng đại biểu Trung ương và địa phương là 500 đại biểu, trong đó đại biểu Trung ương là 183 đại biểu (chiếm 36,


Số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan Quốc hội là 100 đại biểu (20%); Đại biểu chuyên trách ở đoàn đại biểu Quốc hội là 65 đại biểu (13%), HĐND 31 đại biểu (6,29%). Cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu. Chính phủ và UBND 29 đại biểu, trong đó Trung ương 20 đại biểu (4%), địa phương 9 đại biểu. Khối lực lượng vũ trang, quân đội 32 đại biểu, trong đó Trung ương 14 đại biểu và địa phương 18 đại

biểu. Công an 14 đại biểu, trong đó Trung ương 2 đại biểu, địa phương 12 đại biểu. Khối cơ quan Tư pháp 17 đại biểu. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên 82 đại biểu, trong đó Trung ương 31 đại biểu (6,2%), địa phương 51 đại biểu (10,2%). Số đại biểu kết hợp Trung ương và địa phương, đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số 90 đại biểu (18%), đại biểu nữ 150 đại biểu (30%), đại biểu ngoài Đảng 10-15%, đại biểu trẻ dưới 40 tuổi khoảng 70 đại biểu (14%), số đại biểu khoá XII tái cử 160 đại biểu (32%)...

Nguyễn Bích Thủy - TTXVN