01:11 20/01/2011

Thông tư 194 về quản lý và thanh tra thuế

Về thứ tự thanh toán tiền thuế: Nội dung thông tư đã bỏ quy định liên quan đến NQ 30/2008/NQ-CP.

Về thứ tự thanh toán tiền thuế: Nội dung thông tư đã bỏ quy định liên quan đến NQ 30/2008/NQ-CP.

Về việc phân loại hàng hóa: Thông tư 194 đã bổ sung 2 điều hướng dẫn cụ thể về phân loại đối với máy móc, thiết bị thuộc chương 84, 85 và phân loại hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời theo quy tắc 2a.

Về tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thông tư quy định tỷ giá tính thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Về địa điểm đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế: Khoản 3, Điều 103, Thông tư 194 sửa đổi quy định về địa điểm đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế, không quy định cứng như hiện nay mà tùy địa phương lựa chọn đơn vị nào có đủ năng lực thì giao việc tiếp nhận đăng ký danh mục cho đơn vị đó, nhưng trừ Cục Hải quan liên tỉnh được giao cho nhiều nơi thì một cục HQ chỉ được lựa chọn một nơi.

Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý hải quan đối với một số tỉnh thì ngoài đơn vị đăng ký danh mục nêu trên, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định giao Chi cục Hải quan quản lý trên địa bàn tỉnh, nơi có dự án đầu tư thực hiện đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đối với các dự án thuộc địa bàn tỉnh đó.

Về điều kiện xác định hàng hóa xuất khẩu được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu: Thông tư bổ sung quy định tại Khoản 5.1, Điều 113: “Hàng hóa xuất khẩu nếu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hai nguồn: Nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu có nguồn gốc trong nước thì thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu cấu thành sản phẩm có nguồn gốc trong nước”.

Về việc hoàn thuế đối với hàng hóa xuất vào khu phi thuế quan: Thông tư 194 đã sửa đổi, bổ sung về việc hoàn thuế đối với trường hợp nêu trên tại các Điều 113, 119, 122 theo hướng: Đối với DNCX, kho ngoại quan: Bỏ quy định về việc xuất trình chứng từ chứng minh hàng đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; đối với khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Về thanh tra thuế: Theo Quyết định số 1014/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính thì thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (thanh tra thuế) được giao đơn vị thanh tra. Do đó, dự thảo bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định xác minh trong KTSTQ, thanh tra thuế (Khoản 2, Điều 145) bao gồm: Trưởng phòng Thanh tra, Chánh Thanh tra Tổng cục Hải quan.

Về việc phân công thực hiện sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế: Thực tế cho thấy việc chuyển giao số liệu, tài liệu rất phức tạp, dễ sai sót. Cục KTSTQ đã có tài khoản chuyên thu riêng hoàn toàn đáp ứng việc thu thuế. Cục KTSTQ đã truy cập chương trình KT559 hoàn toàn có thể theo dõi nợ thuế, tính phạt chậm nộp và cưỡng chế như một chi cục hải quan cửa khẩu.

Riêng thanh tra Tổng cục không có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính và không có hệ thống cơ sở dữ liệu để cập nhật các thông tin về kết quả thanh tra như Cục KTSTQ.

Thông tư đã sửa theo hướng tách riêng việc xử lý kết quả KTSTQ và thanh tra thuế. Đối với trường hợp Tổng cục Hải quan kiểm tra sau thông quan thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định ấn định thuế, Cục Kiểm tra sau thông quan sẽ thực hiện các công việc còn lại: Ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính (nếu có), theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thực hiện quyết định xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện thu thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế;…

Đối với trường hợp Tổng cục Hải quan thực hiện thanh tra thuế thì vẫn thực hiện như hướng dẫn trước đây...

Bùi Thu