CPI tăng thấp: Tiếp tục thận trọng

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 năm 2012 tăng 0,63% so với tháng trước.

Như vậy, tốcđộ tăng, giảm giátiêu dùng (CPI) qua các tháng trong 8 tháng đầu năm 2012 như sau:


Đơn vị: %. -Nguồn: Tổng cục Thống kê

Diễn biến CPI trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2012 được nhận diện trênmột sốđiểm đáng lưu ý


(1) CPI tính theo tháng sau so với tháng trước của tháng 8 đã tăng 0,63%. Đây là tháng tăng sau 2 tháng liên tiếp CPI đã mang dấu âm.


(2) CPI tính theo tháng của năm nay so với tháng 12/2011 chỉ tăng 2,86%. Đây là tốc độ tăng thấp nhất so với tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ so với 8 năm trước đó (bình quân tăng 9,0%, trong đó của cùng kỳ của 2 năm tăng rất cao là 2008 tăng 21,64%, 2011 tăng 15,68%), thấp hơn cả cùng kỳ của 2 năm tăng thấp là 2006 (tăng 4,89%) và 2009 (tăng 3,46%). Từ việc so sánh này, người viết cho rằng khả năng cả năm nay CPI thậm chí còn tăng thấp hơn tốc độ tăng cả năm 2006 (6,6%) và năm 2009 (6,52%) và không những thực hiện được mục tiêu đề ra ban đầu (dưới 10%) mà còn thực hiện được mục tiêu định hướng mới đưa ra gần đây (7- 8%).


(3) CPI tính theo năm (tức là so với cùng kỳ năm trước) của tháng 8 chỉ còn tăng 5,04%, thấp chỉ còn bằng một phần tư đỉnh điểm vào tháng 8/2011 (23,02%) và giảm liên tục từ đó đến nay.


(4) Theo khu vực, tính chung CPI 8 tháng ở thành thị cao hơn nông thôn; nhưng ở hai trung tâm tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, CPI cũng đã giảm trong 2 tháng liên tiếp, trong đó tháng sau giảm sâu hơn tháng trước.


(5) Theo nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, giá lương thực đã giảm tới 8 tháng liền- một hiện tượng chưa từng có trong cùng kỳ nhiều năm qua, mặc dù đây là thời kỳ có Tết cổ truyền của dân tộc và là thời kỳ giáp hạt lớn nhất trong năm đối với các địa phương miền Bắc. Giá thực phẩm cũng đã giảm trong 6 tháng liên tiếp. Giá bưu chính viễn thông năm 2011 giảm 2,13%, năm 2012 giảm và không tăng trong8 tháng liền. Giá thuê nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng đã giảm 4 tháng liền, gần đây mới tăng. Giá dịch vụ giao thông cũng đã giảm 2 tháng liền do giá xăng dầu giảm trong các đợt trước, gần đây tăng trở lại sẽ tác động nhiều hơn trong tháng sau.


(6) Tốc độ tăng CPI chậm lại nhanh chóng và giảm liên tiếp trong 2 tháng liền trước đó, được nhìn nhận cả về các mặt tích cực, cũng như cả về các mặt tiêu cực.


Về nguyên nhân, việc thắt chặt tài khoá, tiền tệ đã góp phần chặn đứng được lạm phát, nhưng cũng gây ra hiệu ứng phụ trong khi Thủ tướng Chính phủ từ rất sớm đã chỉ đạo phải hạ lãi suất, ngay trong Nghị quyết 13/NQ-CP đã chỉ đạo cơ cấu lại nợ…


Về hậu quả, bên cạnh việc mang lại niềm vui cho người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng có thu nhập thấp, thu nhập bằng tiền cố định; nhưng lại có hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế thấpso với cùng kỳ năm trước; mặc dù đã nỗ lực thoát đáy vượt dốc đi lên, nhưng cũng khó đạt được mục tiêu cả năm.


(7) Với tốc độ tăng cao vào tháng 9/2011 và khả năng tăng thấp hơn vào tháng 9/2012; với xu hướng giá lương thực, thực phẩm vẫn tiếp tục trên đà xuống; với tâm lý chờ cho lãi suất giảm xuống nữa mới vay và chờ cho giá giảm nữa mới mua…, thì CPI tính theo năm sẽ còn thấp hơn nữa trong tháng 9.


Tuy nhiên, chưa thểchủquan với lạm phát bởi nhiều lýdo


CPI trong thời gian qua tăng thấp cómột phần quan trọng do giá lương thực, thực phẩm giảm; còn giá các loại hàng hóa, dịch vụ khác ngoài lương thực, thực phẩm vẫn tăng cao, nhất là ăn uống ngoài gia đình, giáo dục, may mặc, mũ nón, giày dép, hàng hóa, dịch vụ khác. Giá lương thực, thực phẩm thì phụ thuộc vào thiên tai, dịch bệnh, vào giá thế giới - mà những yếu tố này lại diễn biến khó lường.


Lạm phát thấp đang được một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp coi đó là một thời cơ để đẩy giá làm tăng chi phí đầu vào và cộng hưởng với việc tăng giá theo của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác.


Yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát cao đã phải mất nhiều thời gian mới hạn chế được, nay chỉ cần lạm phát cao trở lại sẽ phá vỡ những kết quả đã đạt được.


Số liệu thống kê lịch sử cho thấy, CPI thường tăng cao hơn vào những tháng cuối năm khi nhu cầu đầu tư, sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng cao lên và cộng hưởng với nhau, trong khi năm nay, tăng trưởng tín dụng tính theo tháng sẽ cao hơn nhiều năm để bù cho tốc độ tăng trưởng mang dấu âm hoặc tăng thấp trong 8 tháng đầu năm.


Số liệu thống kê lịch sử cũng cho thấy, trong 8 năm trước đây, CPI tăng thấp vào 1 năm thì có 2 năm tăng cao. Nếu lặp lại chu kỳ này, sau 2 năm (2010, 2011), CPI tăng cao, năm 2012 sẽ tăng thấp hơn, nhưng năm 2013 có thể tăng cao hơn.



Theo chinhphu.vn

CPI tháng 8 có thể tăng nhẹ
CPI tháng 8 có thể tăng nhẹ

Do ảnh hưởng của các yếu tố như giá nhiên liệu thế giới đang tăng, giá xăng dầu trong nước, giá điện, giá nước đã được điều chỉnh tăng, hơn nữa miền Bắc đang trong mùa mưa bão… nên dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 có khả năng tăng nhẹ sau 2 tháng giảm liên tiếp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN