Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước thông tin về triển khai 'tiền di động'

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cấp phép thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (tiền di động-Mobile Money)-dịch vụ thanh toán điện tử đến 100% thuê bao di động của Việt Nam. Chiều 5/6, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước-NHNN) cho rằng: Quyền mở tài khoản Mobile Money là của khách hàng, không có chuyện mở tài khoản tự động. 

Chú thích ảnh
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán-NHNN. Ảnh: SBV.

Theo ông Phạm Tiến Dũng, sau khi khách hàng mở tài khoản, việc nộp tiền hay không và sau đó là có tiêu tiền qua dịch vụ Mobile Money hay không hoàn toàn là quyết định của khách hàng. “Không có chuyện sau một đêm có 60 triệu tài khoản Mobile Money", đại diện Vụ Thanh toán cho biết.

Trước đó, ngày 24/4, NHNN có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thí điểm dùng Mobile Money. Việc triển khai dịch vụ này sẽ căn cứ theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi Thủ tướng phê duyệt, doanh nghiệp viễn thông sẽ gửi Đề án về đầu mối quản lý, sau khi được cấp phép mới triển khai dịch vụ. "Bản chất ở đây là việc sử dụng thông tin thuê bao di động được định danh mở tài khoản di động, nên không lo lắng sim rác", ông Phạm Tiến Dũng cho hay.

Trong kịch bản thúc đẩy kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng đưa ra một số kiện nghị, trong đó có việc thí điểm Mobile Money trong quý I/2020.

“Nếu cấp phép dịch vụ Mobile Money cho các nhà mạng viễn thông, thì vùng phủ dịch vụ thanh toán điện tử sẽ mau chóng đến 100% người dân. Điều này sẽ thúc đẩy thương mại điện tử, các sàn giao dịch hàng hoá nông nghiệp, nhất là vùng xa, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, thúc đẩy các công ty công nghệ tài chính Fintech, các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp tăng trưởng kinh tế. Tất cả các quốc gia cho phép Mobile Money đều tạo ra tăng trưởng kinh tế tới 0,5%”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.

 

Minh Phương/Báo Tin tức
Thanh toán điện tử: Tạo cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp hồi phục sau COVID-19
Thanh toán điện tử: Tạo cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp hồi phục sau COVID-19

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thông qua những biện pháp trợ giúp kịp thời của Chính phủ, tình hình chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang dần được cải thiện.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN