Thỏa thuận OPEC+ có thể đổ vỡ khi giá dầu tăng cao

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô giữa các nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất liên minh (gọi tắt là OPEC+) dường như đã giúp tháo ngòi khủng hoảng dư thừa nguồn cung, đẩy giá dầu tăng.

Chú thích ảnh
Một cơ sở khai thác dầu tại Al-Rawdhatain, Kuwait. Ảnh: AFP/ TTXVN

Giá dầu tăng kể từ khi thỏa thuận cắt giảm của OPEC+ có hiệu lực ngày 1/5. Mức cắt giảm mà OPEC+ đề ra cùng với hạn chế nguồn cung ở Bắc Mỹ, kết hợp với cầu dầu mỏ toàn cầu được cải thiện tiếp thêm niềm tin cho thị trường, xóa đi viễn cảnh tồi tệ nhất về sụp đổ nguồn cầu.

Thế nhưng niềm tin về một thị trường giá tăng cũng lại đặt ra một câu hỏi khác: Liệu các nước sản xuất có bị cuốn hút bởi giá dầu tăng cao để từ bỏ cam kết quota có trong thỏa thuận OPEC+? Liệu ngành dầu đá phiến tại Mỹ có sớm nối lại hoạt động khai thác?

Đầu tháng 3, OPEC và các nước đối tác tham gia thỏa thuận nhận thấy rằng họ đã đánh giá thấp tác động khủng khiếp mà COVID-19 gây ra đối với nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Với doanh thu từ dầu thô sụt giảm do giá và cầu lao dốc, đầu tàu Saudi Arabia và tất cả các nhà sản xuất trong OPEC+ nhận ra rằng cần nhanh chóng hành động để đẩy thị trường tới ngưỡng cân bằng cung-cầu, tránh để nền kinh tế các nước này chịu thêm một cú sốc từ đà suy giảm kinh tế do đại dịch. 

Sau 3 tuần thực hiện thỏa thuận OPEC+, tâm lý thị trường đã có sự dịch chuyển tích cực. Khi thỏa thuận được công bố ngày 12/4, giới phân tích cho rằng mức cắt giảm 10 triệu thùng/ngày là “quá nhỏ và quá chậm” để có thể cứu vãn thị trường. Giờ đây, tâm lý đã được cải thiện, giá dầu cũng trên đà tăng. 

Dầu đã tăng giá khoảng 80% so với thời điểm trung tuần tháng 4 và giới phân tích dự đoán cắt giảm của OPEC+ cùng với sản lượng dầu khai thác ở Bắc Mỹ được cắt giảm khoảng 4 triệu thùng/ngày có khả năng đẩy thị trường tới ngưỡng thặng dư vào tháng 6 - theo báo cáo được tập đoàn Goldman Sachs công bố vào tuần trước. 

Cho đến nay, Saudi Arabia, các nước thành viên OPEC và Nga vẫn tuyên bố ủng hộ tuyệt đối việc bình ổn hóa thị trường, hứa hẹn cắt giảm sản lượng hơn nữa nếu cần để cân bằng thị trường, đẩy giá dầu cao hơn. Trong 13 ngày đầu tháng 5, OPEC+ đã cắt giảm 5,96 triệu thùng/ngày so với ngưỡng bình quân trong tháng 4. 

Với các nhà sản xuất dầu mỏ tại Mỹ, cắt giảm sản lượng chẳng có gì liên quan đến “trách nhiệm chung” như Nga và Saudi Arabia tuyên bố. Họ cắt giảm là bởi các nguyên nhân như tình hình kinh tế không thuận lợi, khả năng tiếp nhận dầu tại các kho chứa vẫn hạn chế, cầu còn ở mức thấp. Các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ tuyên bố sẽ cắt giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày trong quý 2, đẩy giá dầu lên cao cùng với đó là tâm lý lạc quan trên thị trường trong 2 tuần vừa qua. 

Nhưng khi giá tăng, một số nhà sản xuất có thể bị kích thích để khởi động lại hoạt động khai thác, hủy hoại hồi phục ổn định của thị trường. “Giá dầu mạnh lên trên thị trường có thể chuyển đi một tín hiệu sai lệch đối với các nhà sản xuất. Số này ố dường như sẽ miễn cưỡng phải cắt giảm sản lượng trên một thị trường giá lên”, hai chuyên gia phân tích chiến lược Warren Patterson và Wenyu Yao tại tập đoàn ING bình luận ngày 20/5. 

Theo hai ông, các yếu tố cơ bản trên thị trường đang được cải thiện. Nhưng thị trường đang hồi phục quá nhanh quá sớm, với nguy cơ đà tăng mạnh hơn sẽ chỉ kéo dài sự mất cân bằng cung và cầu.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Oilprice)
Giá dầu thế giới tăng khi dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm
Giá dầu thế giới tăng khi dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm

Giá dầu thế giới tăng trong phiên 20/5 sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm trong tuần qua, song đà đi lên của giá dầu bị hạn chế phần nào bởi những quan ngại về hậu quả kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra và lợi nhuận thấp của các công ty lọc dầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN