Ngân hàng tăng cường chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong bối cảnh COVID-19

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh - Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố (PCKB) ngành Ngân hàng: Trong bối cảnh, dịch bệnh COVID-19 phức tạp, hoạt động PCKB và phòng, chống tài trợ khủng bố (TTKB) của lĩnh vực ngân hàng cần tăng cường cũng như cần có những thay đổi phù hợp trong tình hình mới.

Cụ thể: Ban chỉ đạo PCKB cần chỉ đạo các đơn vị toàn ngành triển khai diễn tập, tăng cường phối hợp với Ban chỉ đạo PCKB Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, khảo sát; xây dựng, triển khai phương án PCKB tại các điểm trọng yếu, đẩy mạnh việc báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến TTKB; tích cực triển khai nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật về PCKB/TTKB nhằm góp phần đưa Việt Nam sớm đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền (PCRT) và TTKB…

Trước đó, NHNN đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn triển khai Nghị định số 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt; Nghị định số 87/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Thông tư 20/2019/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN về PCRT.

Ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN cho biết: Thời gian qua, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về PCRT, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về PCRT xây dựng các nội dung báo cáo cho đánh giá đa phương APG của Việt Nam; NHNN đã tham mưu, dự thảo trình Chính phủ ký ban hành Nghị định 87 sửa đổi bổ sung Nghị định 116 và đồng thời ban hành Thông tư 20 sửa đổi Thông tư 35.

Ban chỉ đạo PCKB ngành ngân hàng thời gian qua luôn tích cực triển khai những nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về phòng chống khủng bố và TTKB nhằm góp phần đưa Việt Nam sớm đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố… Với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về PCRT, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về PCRT xây dựng các nội dung báo cáo cho đánh giá đa phương APG của Việt Nam.

Bộ Quốc phòng cũng đã tham mưu, dự thảo trình Chính phủ ký ban hành Nghị định 81. Tại Hội nghị mới đây của Ban chỉ đạo PCKB ngành Ngân hàng, đại diện Cục PCRT - Bộ Quốc phòng đã cập nhật những nội dung cơ bản cũng như thay đổi tại Nghị định 87 so với Nghị định 116; nội dung mới tại Thông tư số 20 và quy định Nghị định 81...

Trong cuộc họp mới đây của Ban chỉ đạo PCKB ngành Ngân hàng dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh - Trưởng Ban chỉ đạo, đại diện đơn vị giúp việc cho Ban chỉ đạo đã báo cáo về tình hình và công tác PCKB của thế giới và Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020, đặc biệt là những diễn biến mới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát; tổng kết công tác PCKB trong ngành Ngân hàng năm 2019 và 9 tháng năm 2020, theo đó đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, khó khăn và nguyên nhân tồn tại; Kế hoạch PCKB trong ngành Ngân hàng giai đoạn 2021 - 2022. 

Trên cơ sở đó, các thành viên Ban chỉ đạo và thành viên Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề nổi cộm trong công tác PCKB ngành ngân hàng thời gian qua, những khó khăn trong công tác PCKB và đóng góp ý kiến, đề xuất những giải pháp thực thi công tác này trong thời gian tới.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCRT được thành lập từ năm 2009 theo Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 13/4/2009. Trưởng Ban Chỉ đạo hiện nay là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Các thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo của 15 bộ, ngành có liên quan. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo.

-Là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành trong công tác PCRT, phòng chống TTKB trên lãnh thổ Việt Nam. Với vai trò điều phối quốc gia về phòng, chống rửa tiền, Ban chỉ đạo đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai công tác PCRT và TTKB ở Việt Nam. Cụ thể, từ khi thành lập đến nay, Ban chỉ đạo Quốc gia về PCRT đã ban hành 5 Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố nhằm giải quyết, khắc phục những thiếu hụt về cơ chế phòng, chống rửa tiền của Việt Nam theo các thời kỳ.
Minh Phương/Báo Tin tức
Định danh ví điện tử, góp phần phòng chống rửa tiền hiệu quả
Định danh ví điện tử, góp phần phòng chống rửa tiền hiệu quả

Một số chuyên gia ngân hàng chia sẻ: Ví điện tử được xem là cánh tay nối dài của các loại thẻ ngân hàng tới nhiều ngõ ngách trong đời sống tiêu dùng. Nếu buông lỏng sẽ dễ dẫn đến việc bị lợi dụng cho những hoạt động phạm pháp như rửa tiền.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN