Ngân hàng 'loay hoay' song hành với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo TS Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, giới doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đều thừa nhận sự quyết liệt từ Chính phủ, đặc biệt khi Quốc hội vừa ban hành luật riêng cho DNNVV để tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn phàn nàn khó tiếp cận vốn tín dụng, vì những rào cản phía ngân hàng đưa ra.

Lãi suất giảm, cơ chế mở, nhưng còn nhiều vướng mắc

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), mặc dù tín dụng đối với DNNVV thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, qua tiếp nhận thông tin, NHNN nhận thấy việc cho DNNVV vay vốn vẫn khó khăn.

Đại diện NHNN nhận định: Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào thương mại toàn cầu, việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại (ngay trên thị trường trong nước) sẽ ngày càng khó khăn. Mặt khác, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lụt diễn biến phức tạp cũng sẽ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV, khiến các tổ chức tín dụng (TCTD) khó cho vay vốn.

Từ nay đến 31/12, SeABank cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất từ 7%/năm đối với VND, từ 3%/năm đối với USD và nhiều ưu đãi phí dịch vụ.

Trong khi đó, phần lớn các DNNVV có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế; trình độ quản trị kinh doanh còn bất cập và thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, phương án kinh doanh khả thi. Bên cạnh đó, các DNNVV chưa coi trọng việc cập nhật thông tin hoạt động, cũng như tổ chức hạch toán kế toán theo quy định, thường nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng chậm, số liệu thiếu chính xác, chưa có kiểm toán độc lập... ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của các TCTD.

“Thiếu tài sản để bảo đảm cho khoản vay hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản đảm bảo không minh bạch. Một số DNNVV chưa có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn hoặc cơ cấu lại khoản nợ đã vay như cung cấp thông tin không chính xác, minh bạch (có tình trạng báo cáo tài chính nộp cho ngân hàng không đúng với báo cáo thuế). Vì vậy, TCTD gặp khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền của các DNNVV khi cho vay vốn”, ông Hùng nói.

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính (UBGSTC) Quốc gia cho rằng, hiện các DNNVV có 2 rủi ro lớn, là đầu tư ngoài ngành nhiều và phát triển sản phẩm không theo quy luật phát triển vi mô. Qua khảo sát, lãi suất cho vay trong các chương trình kết nối, các gói tín dụng của ngân hàng thương mại thường thấp hơn mặt bằng lãi suất chung từ 0,5 - 1,5%. Nhiều DNVVN còn được vay tín chấp tại các ngân hàng thương mại, điều mà trước đây rất hiếm thấy, ngoại trừ đối với doanh nghiệp nhà nước.

Còn TS Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV dẫn chứng: DNNVV Hà Nội chiếm 97,2% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, có vai trò rất quan trọng đóng góp 40% GDP, tạo việc làm cho 50,1% lao động. Tuy nhiên, các DNNVV hiện rất hạn chế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị và tiếp thị. Vì vậy, khối DNNVV chỉ đông về số lượng, nhưng chất lượng kinh doanh, khả năng cạnh tranh không cao.

Trao đổi vấn đề này, TS Cấn Văn Lực khẳng định, các TCTD hiện chưa thực sự “mặn mà” đối với DNNVV, một phần do quy mô và hiệu quả tín dụng thấp, trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao. Các TCTD chưa có các sản phẩm chuyên biệt cho nhóm khách hàng DNNVV, đặc biệt, thủ tục tín dụng còn rườm rà, phức tạp cũng là một trong những “rào cản” khiến TCTD chưa thể giải ngân...

Doanh nghiệp phải có phương án khả thi, nâng cao tính liên kết

Theo ông Quốc Anh, khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng và đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn, dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi.

Không chỉ thu hồi đủ vốn, mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng quay vòng vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân, buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

“Xu hướng hiện nay của các DNVVN là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển, trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp, thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy, chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp DNVVN mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh”, ông Quốc Anh nói.

Đại diện Hiệp hội DNNVV Hà Nội hy vọng: Với những quyết sách của Chính phủ hiện nay sẽ có những văn bản ban hành thiết thực cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng, lực lượng quan trọng của nền kinh tế trong việc đảm bảo an sinh xã hội, liên kết chuỗi giá trị toàn cầu.

Để hỗ trợ tài chính cho các DNNVV, bà Hoàng Thị Hồng, Giám đốc Quỹ hỗ trợ DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra một số kiến nghị: Cần xây dựng cơ sở dữ liệu về DNNVV để các TCTD có thể truy cập và sử dụng (tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận hàng năm, tình trạng hoạt động); phát triển thị trường tín dụng dành cho DNNVV; phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu cho các nhóm DNNVV có liên kết với nhau theo cùng một chuỗi.

Minh Phương/Báo Tin Tức
Lãi suất cho vay được kỳ vọng sẽ giảm về cuối năm
Lãi suất cho vay được kỳ vọng sẽ giảm về cuối năm

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới đây do Vụ Dự báo, thống kê – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành cho thấy, diễn biến lãi suất trong Quý IV của năm 2017 dự báo sẽ giảm; cùng với đó là kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2017 sẽ đạt mức 13,63%.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN