Kiểm soát, ngăn ngừa phòng chống rửa tiền: Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Để tăng cường kiểm soát và ngăn ngừa hoạt động phòng, chống rửa tiền (PCRT) qua các tổ chức tín dụng, một số chuyên gia tài chính đã gợi ý các giải pháp đối với Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý PCRT.

Theo các chuyên gia, có 5 vấn đề cần lưu ý.

Thứ nhất, tăng cường nhận thức về PCRT qua tổ chức tín dụng là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ, lành mạnh hóa hệ thống tài chính quốc gia và đáp ứng các yêu cầu, cam kết hội nhập quốc tế.

Thứ hai, sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác chống rửa tiền, đặc biệt, cần giao nhiệm vụ cụ thể và quyền lực cần thiết đủ lớn cho cơ quan chuyên trách chống rửa tiền với các chế tài đủ mạnh để trấn áp và trừng phạt các hành vi rửa tiền.

Thứ ba, cần tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, cơ quan và các tổ chức tín dụng. Công tác PCRT là công việc hết sức phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi sự quyết tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, tổ chức có liên quan, giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp; giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như giữa các tổ chức tín dụng với nhau.

Thứ tư, cần xây dựng hệ thống giám sát hiệu quả, chặt chẽ. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cùng hệ thống giám sát hiệu quả sẽ góp phần đẩy lùi tệ nạn rửa tiền.

Thứ năm, cần phát triển hệ thống thông tin quốc gia công khai, minh bạch, cập nhật và thuận tiện cho tra cứu các quy định, nhận biết các quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan của các tổ chức tín dụng và người dân về chuyển tiền và giao dịch ngân hàng, PCRT.

Liên quan việc tạo lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho quá trình chuyển đổi số và hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; đồng thời nâng cao công tác quản lý, giám sát như nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT), lãnh đạo NHNN cho hay: NHNN đang nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung vào Luật TCTD các nội dung mới liên quan 

Theo NHNN, cũng như các cơ quan quản lý trên thế giới, NHNN và các cơ quan liên quan tại Việt Nam cũng đang gặp phải các thách thức mới trong công tác quản lý Nhà nước với sự xuất hiện của các công ty Fintech hoạt động trong các lĩnh vực như: Cho vay ngang hàng (P2P Lending), các mô hình thanh toán mới, chuyển tiền xuyên biên giới, chia sẻ dữ liệu người dùng qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs)....

Lãnh đạo NHNN thẳng thắn thừa nhận, hoạt động của loại hình các công ty, mô hình này hiện nay hầu hết đều chưa có quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh, do đó những rủi ro phát sinh chưa được kiểm soát đầy đủ. 

Xuất phát từ thực tiễn phát triển của Hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam và thông lệ quản lý lĩnh vực Fintech trên thế giới, trước mắt đối với các dịch vụ mới hoàn toàn chưa có quy định pháp lý thì việc thiết lập Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam là hết sức cấp bách và cần thiết.

NHNN đang trong quá trình phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện bộ Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Song song với đó, đối với các dịch vụ đã có một phần quy định pháp lý điều chỉnh, lãnh đạo NHNN cho hay đang thực hiện rà soát và tiến hành sửa đổi, bổ sung ngay các quy định này nhằm hỗ trợ các TCTD, ngân hàng có thể nhanh chóng triển khai việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động của mình.
Cụ thể: Để triển khai ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực thanh toán, tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt); thực hiện xác thực khách hàng từ xa E-KYC thì sửa đổi, bổ sung Nghị định 116/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật PCRT...

“NHNN cũng đang nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung vào Luật các TCTD các nội dung mới liên quan đến công nghệ nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho quá trình chuyển đổi số và hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng”, đại diện NHNN nói.

M.Phương/Báo Tin tức
Những luật và quy định nào về phòng chống rửa tiền có tầm ảnh hưởng lớn?
Những luật và quy định nào về phòng chống rửa tiền có tầm ảnh hưởng lớn?

Hiện có rất nhiều luật và quy định liên quan đến thực hành phòng, chống rửa tiền (AML) trên toàn cầu. Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia tài chính, có 5 luật/quy định tuân thủ về AML của các tổ chức được cho là có tầm ảnh hưởng lớn nhất.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN