EIA: Mỹ có thể lập kỷ lục mới về sản lượng dầu thô trong năm 2019

Trong báo cáo hàng tháng vừa công bố, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sự kiến sẽ tăng lên mức cao kỷ lục mới hơn 12 triệu thùng/ngày trong năm 2019 và có thể vọt lên gần 13 triệu thùng/ngày vào năm 2020.

Chú thích ảnh
Giàn khoan dầu ở cảng Aransas, Texas. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo EIA, sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến tăng 1,14 triệu thùng/ngày lên 12,07 triệu thùng/ngày trong năm nay, và có thể tăng thêm 790.000 thùng/ngày trong năm 2020 lên 12,86 triệu thùng/ngày. Trong năm 2018, Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới với gần 11 triệu thùng/ngày, vượt qua mức cao kỷ lục xác lập năm 1970, chủ yếu do sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh.

Ông Linda Capuano, một quan chức của EIA, nhận định đà tăng trưởng sản lượng ổn định của các nhà sản xuất ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong đó có Mỹ, là tâm điểm trong các đánh giá, dự báo về sản lượng dầu thô toàn cầu tới năm 2020. Theo EIA, Mỹ sẽ vẫn là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong thời gian tới. Bên cạnh đó, EIA nhận định rằng sẽ trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu thô vào cuối năm 2020.

Nhu cầu của Mỹ về dầu diesel và các chế phẩm dầu mỏ khác dự kiến tăng 20.000 thùng/ngày trong năm 2019 lên 4,15 triệu thùng/ngày, trước khi có thể tăng lên 4,19 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Trong khi đó, nhu cầu về xăng của Mỹ năm 2018 đứng ở mức 9,29 triệu thùng/ngày, so với mức 9,31 triệu thùng/ngày của năm trước đó. Dự kiến, nhu cầu này sẽ tăng lên 9,35 triệu thùng/ngày trong năm 2019 và duy trì mức này trong năm 2020.

Giá dầu giữ đà ổn định trong phiên 16/1 tại London, sau khi tăng 3% trong phiên trước giữa lúc giới thị trường hy vọng nỗ lực cắt giảm sản lượng mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dẫn dầu sẽ thắt chặt nguồn cung và khả năng biện pháp kích thích của Trung Quốc sẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 6 xu, hay 0,1%, lên 60,7 USD/thùng vào lúc 16 giờ 40 phút theo giờ Việt Nam. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) kỳ hạn giảm 7 xu, hay 0,13%, lên 52,04 USD/thùng.

Giám đốc đầu tư của Probis Securities ở Sydney, Jonathan Barratt, cho rằng thị trường dầu mỏ có thể đang chờ Saudi Arabia cắt giảm mạnh nguồn cung và Trung Quốc thực hiện biện pháp kích thích mạnh tay.  

Về cơ bản, các thị trường dầu mỏ đang nhận được sự hỗ trợ từ nỗ lực cắt giảm nguồn cung của OPEC, trong đó có nước xuất khẩu dầu hàng đầu là Saudi Arabia, cùng với nước sản xuất lớn nằm ngoài tổ chức này là Nga. Ngân hàng Standard Chartered cho rằng nỗ lực của OPEC sẽ hạn chế sự gia tăng lượng dự trữ cho phù hợp với nhu cầu, từ đó có thể ổn định giá dầu ở mức bền vững là trên 70 USD/thùng.

Minh Trang (TTXVN)
Xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Mỹ vẫn chưa thể được gắn mác 'độc lập năng lượng'
Xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Mỹ vẫn chưa thể được gắn mác 'độc lập năng lượng'

Năm 2018, Mỹ trở thành quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất trên thế giới, vượt cả Saudi Arabia và Nga, và sẵn sàng xuất khẩu nguồn tài nguyên quốc gia cũng như các công nghệ liên quan ra toàn thế giới. Tuy nhiên, với nhiều chuyên gia đây chưa phải là dấu hiệu chắc chắn về một kỷ nguyên "độc lập năng lượng" đối với nền kinh tế hàng đầu thế giới này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN