Các dấu hiệu đáng ngờ trong kinh doanh bảo hiểm được nêu trong Luật Phòng chống rửa tiền

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho hay: Các dấu hiệu đáng ngờ, có thể liên quan đến rửa tiền, trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được quy định rõ tại Khoản 4 Điều 22 Luật Phòng chống rửa tiền (PCRT).

Đó là: Khách hàng yêu cầu mua một hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hoặc yêu cầu thanh toán trọn gói phí bảo hiểm một lần đối với các sản phẩm bảo hiểm không áp dụng hình thức thanh toán trọn gói, trong khi những hợp đồng bảo hiểm hiện tại của khách hàng chỉ có giá trị nhỏ và thanh toán định kỳ;

- Khách hàng yêu cầu ký kết hợp đồng bảo hiểm với khoản phí bảo hiểm định kỳ không phù hợp với thu nhập hiện tại của khách hàng hoặc yêu cầu mua hợp đồng bảo hiểm liên quan đến công việc kinh doanh nằm ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng;

- Người mua hợp đồng bảo hiểm và thanh toán từ tài khoản không phải là tài khoản của mình hoặc bằng các công cụ chuyển nhượng không ghi tên;

- Khách hàng yêu cầu thay đổi người thụ hưởng đã chỉ định hoặc bằng người không có mối quan hệ rõ ràng với người mua hợp đồng bảo hiểm;

- Khách hàng chấp nhận tất cả các điều kiện bất lợi không liên quan đến tuổi tác, sức khỏe của mình; khách hàng đề nghị mua bảo hiểm với mục đích không rõ ràng và miễn cưỡng cung cấp lý do tham gia bảo hiểm; điều kiện và giá trị hợp đồng bảo hiểm mâu thuẫn với nhu cầu của khách hàng;

- Khách hàng hủy hợp đồng bảo hiểm ngay sau khi mua và yêu cầu chuyển tiền cho bên thứ ba; khách hàng thường xuyên tham gia bảo hiểm và nhượng lại hợp đồng bảo hiểm cho bên thứ ba;

- Khách hàng là doanh nghiệp có số lượng hợp đồng bảo hiểm cho nhân viên hoặc mức phí bảo hiểm của hợp đồng đóng phí một lần tăng bất thường;

- Doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên chi trả bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một khách hàng.

Trước đó, trong buổi tập huấn về PCRT do một ngân hàng thương mại tổ chức, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cảnh báo: Tội phạm rửa tiền thường nhắm vào hệ thống tài chính - ngân hàng để biến số tiền có nguồn gốc bất minh thành tiền sạch. Rửa tiền qua các hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đang có nguy cơ cao.

Theo quy định, hợp đồng bảo hiểm có số phí từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo NHNN
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) từng chia sẻ việc từng nhận được báo cáo 2 hợp đồng bảo hiểm là giao dịch đáng ngờ và đã kịp thời chuyển đến Trung tâm PCRT để xử lý theo quy định của pháp luật. Dù số hợp đồng bảo hiểm có dấu hiệu rửa tiền bị phát hiện còn rất ít, nhưng nguy cơ rửa tiền qua các hợp đồng bảo hiểm là không nhỏ.

Chuyên gia của Ernst&Young chia sẻ: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể bị lợi dụng làm phương tiện rửa tiền thường nằm trong các trường hợp: Tiền phí bảo hiểm được đem đi đầu tư; các đơn bảo hiểm nhân thọ với một mức phí duy nhất có bản chất lưu giữ giá trị tiền mặt; bảo hiểm niên kim cố định hoặc thay đổi; hay đơn bảo hiểm chuyển nhượng được và có thể dùng để thế chấp ngân hàng… 

Để ngăn chặn quá trình rửa tiền, theo các chuyên gia, các công ty bảo hiểm, đặc biệt với các công ty bảo hiểm nhân thọ cần kiểm soát nghiêm ngặt “đầu vào”, trước khi cấp hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt với những hợp đồng bảo hiểm có số phí cao. Với những hợp đồng chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi bị hủy, cũng thường bị đưa vào diện nghi vấn rửa tiền.

Theo đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn, khả năng hợp đồng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, thuộc đối tượng có nghi vấn rửa tiền, là rất thấp. Thông thường, khách hàng hủy hợp đồng là do bị tăng phí bảo hiểm sau khi có kết quả về khám sức khỏe. Bên cạnh đó, trên thực tế, bất cứ hợp đồng bảo hiểm nào có số phí trên 200 triệu đồng đều được báo cáo về công ty mẹ và Bộ Tài chính theo như quy định. 

Minh Phương/Báo Tin tức
Ngân hàng tập huấn phòng chống rửa tiền, tuân thủ cấm vận và FATCA 2020
Ngân hàng tập huấn phòng chống rửa tiền, tuân thủ cấm vận và FATCA 2020

Với sự tham dự của hơn 200 học viên là lãnh đạo và cán bộ thuộc các đơn vị nghiệp vụ tại trụ sở chính và các chi nhánh khu vực miền Bắc và miền Trung, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) tổ chức Hội thảo tập huấn về phòng chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố, tuân thủ cấm vận và Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ (FATCA) năm 2020.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN